Thực chất quan hệ cung cầu là gì?

Cung – cầu và giá cả của hàng hóa luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản. Giữa cung – cầu và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Giá cả hàng hóa tăng thì lượng cung tăng và lượng cầu giảm. Ngoài ra, cung – cầu còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác không phải là giá cả. Vậy cung là gì? Cầu là gì? Quan hệ cung cầu là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thực chất quan hệ cung cầu là gì?

Cung là gì? Cầu là gì?

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cá, khả năng sản xuất và chí phí sản xuất xác định.

Quan hệ cung – cầu là gì?

Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Ngoài ra quan hệ cung – cầu tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau.

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng câu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất.

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. Về phía cung, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Thực chất quan hệ cung – cầu là gì?

Trong nền sản xuất hàng hoá, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với cầu. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống cá nhân.

Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cá, khả năng sản xuất và chí phí sản xuất xác định. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những ngườic tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Trên đây ACC đã giúp bạn hiểu rõ bản chất của quan hệ cung – cầu. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến website của Công ty Luật ACC để được giải đáp.