Sữa chua Hy Lạp là loại yogurt đặc trưng với kết cấu đậm đặc, mịn cùng lớp kem béo ngậy. Do đó, nhiều người e ngại rằng ăn loại sữa chua nhiều sẽ gây tăng cân. Vậy sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo? Ăn sữa chua Hy Lạp có béo không? Cùng Vinamilk giải đáp ngay trong bài viết sau.
Sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo? Ăn có béo không, gây tăng cân không?
1. Thông tin về sữa chua Hy Lạp
1.1 Sữa chua Hy Lạp là gì?
Trước khi tìm hiểu sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo, bạn cần biết sữa chua Hy Lạp là chế phẩm lên men từ sữa, được bổ sung thêm một số lợi khuẩn giúp hỗ trợ sức khỏe cho người sử dụng. Món sữa chua này có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, Tây Á, Đông Á và Ấn Độ. Sữa chua Hy Lạp được ưa chuộng bởi vị béo ngậy, chua dịu, kết cấu mịn, đậm đặc và có nhiều kem hơn so với các loại yogurt khác.
Khác với sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp được loại bỏ hầu hết nước và lớp váng sữa trong quá trình sản xuất. Do đó, loại yogurt này chứa nhiều đạm, ít carbohydrate và ít lactose hơn những dòng sữa chua khác.
Bạn có thể sử dụng loại yogurt này để ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu để chế biến các món ăn, món tráng miệng hoặc đồ uống.
1.2 Giá trị dinh dưỡng của sữa chua Hy Lạp
Trong 100g sữa chua Hy Lạp sẽ chứa:
- Năng lượng: 59 calo (2.8% DV)
- Carbohydrate: 3.2g (1.3% DV)
- Chất béo: 0.4g (0.9% DV)
- Chất đạm: 10g (20% DV)
- Canxi: 110mg (11% DV)
- Kali: 141mg (3.5% DV)
- Vitamin B12: 0.75mcg (30% DV)
- Vitamin B6: 63mcg (38% DV)
- Vitamin E: 4mcg (2.7% DV)
- Cholesterol: 5mg (1.3% DV)
- Photpho: 90mg (9% DV)
- Magie: 20mg (4.7% DV)
- Natri: 47mg (2% DV)
- Vitamin A: 60IU (4% DV)
Sữa chua Hy Lạp chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
1.3 Lợi ích của sữa chua Hy Lạp đối với sức khỏe
- Hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân: Theo báo Sức khỏe và Đời sống, sữa chua Hy Lạp là thực phẩm chứa ít calo, ít carbohydrate, ít chất béo nhưng lại rất giàu protein. Sử dụng sữa chua Hy Lạp thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm cân và xây dựng cơ bắp.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Các lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua Hy Lạp sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ruột, ngộ độc, ung thư ruột,…
- Phát triển sức khỏe xương khớp: Hàm lượng canxi dồi dào có trong sữa chua Hy Lạp giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ mắc loãng xương ở người cao tuổi và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ em.
- Hỗ trợ bảo vệ tim mạch: Sữa chua Hy Lạp chứa rất ít chất béo và cholesterol, giúp điều tiết lượng cholesterol trong máu, từ đó hỗ trợ bảo vệ tim mạch.
- Giúp da trắng hồng, mịn màng: Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sữa chua Hy Lạp sẽ hỗ trợ tái tạo làn da, giúp da căng mịn, hồng hào, tươi trẻ hơn.
2. 100g sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo?
Trong 100g sữa chua Hy Lạp không đường chứa khoảng 59 calo; còn sữa chua Hy Lạp có đường chứa khoảng 97 – 100 calo. Tuy nhiên, tuỳ thương hiệu hoặc thành phần cụ thể có trong sản phẩm mà giá trị calo có thể khác nhau.
Sữa chua kết hợp thêm nhiều dưỡng chất như carbohydrate, protein, natri, vitamin A. Do đó, sử dụng sữa chua Hy Lạp thường ngày sẽ là giải pháp hoàn hảo để bạn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể của mình.
Nhu cầu năng lượng một ngày của nữ giới khoảng 1600 calo và nam giới là 1800 calo. Do đó, chỉ với 59 calo/100g sữa chua, bạn có thể thoải mái bổ sung sữa chua Hy Lạp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà không lo tăng cân, thậm chí còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Sữa chua Hy Lạp được nhiều người sử dụng trong thực đơn hàng ngày
3. Ăn sữa chua Hy Lạp có béo không ?
Ăn sữa chua Hy Lạp không gây béo. Ngược lại, với thành phần dinh dưỡng ít calo, ít béo, ít đường, loại sữa chua này có thể hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm cân. Ngoài ra, hàm lượng chất đạm dồi dào có trong sữa chua Hy Lạp sẽ giúp xây dựng và phát triển hệ cơ bắp mạnh khỏe.
Tuy có chất kem đậm đặc nhưng sữa chua Hy Lạp chứa rất ít calo nên không gây béo
4. Trong 100g sữa chua Hy Lạp bao nhiêu protein?
Trong 100g sữa chua Hy Lạp chứa 10g chất đạm (20% DV). Trong khi đó, 100g sữa chua thông thường chỉ chứa khoảng 3g protein.
Hàm lượng chất đạm dồi dào có trong sữa chua Hy Lạp sẽ hỗ trợ xây dựng, nuôi dưỡng cơ bắp, đồng thời khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Chính vì lý do này, ngày càng có nhiều người ăn thuần chay hoặc trong chế độ ăn kiêng lựa chọn yogurt Hy Lạp để cung cấp protein cho cơ thể.
Việc nạp đủ protein hàng ngày rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Nếu bạn vẫn cần một loại sữa chua với hàm lượng chất đạm cao hơn, hãy cân nhắc làm sữa chua Hy Lạp từ đậu nành. Lượng protein dồi dào trong đậu nành kết hợp cùng phương pháp lọc váng sữa khi làm sữa chua Hy Lạp sẽ giúp cô đặc lại lượng chất đạm dồi dào, cần thiết cho sức khỏe.
5. Sữa chua Hy Lạp khác gì sữa chua thường ?
Xem thêm : Kèo 2.5-3 là gì? Hướng dẫn soi kèo 2.5-3 cho người mới bắt đầu
Sữa chua Hy Lạp có kết cấu đặc, vị chua, nhiều kem và dồi dào dưỡng chất hơn so với sữa chua thông thường.
Về cơ bản, cả 2 loại sữa chua này đều là chế phẩm lên men từ sữa bò, kết hợp cùng với streptococcus thermophilus và lactobacillus bulgaricus. Tuy nhiên, để làm ra sữa chua Hy Lạp cần sử dụng nhiều sữa và trải qua nhiều công đoạn hơn để loại bỏ hầu hết chất lỏng và giữ lại lớp kem dinh dưỡng đậm đặc, béo ngậy.
Sau đây là sự khác biệt về cơ bản giữa sữa chua Hy Lạp và sữa chua thông thường:
Đặc điểm
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua thông thường
Protein
10 – 15g/100g
3 – 8g/100g
Carbohydrate
3 – 5g/100g
5 – 10g/100g
Chất béo
0.4g – 1.5g/ 100g
1g – 3g/100g
Kết cấu
Đặc
Loãng
Hương vị
Chua hơn
Xem thêm : Phân biệt học bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa
Chua hoặc ngọt hơn
Phù hợp
Cho tất cả mọi người
Không phù hợp cho những người không dung nạp lactose
Lợi ích
Hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường hệ miễn dịch
Tốt cho tiêu hóa
6. Sữa chua Hy Lạp ăn với gì?
Bạn có thể ăn sữa chua Hy Lạp trực tiếp hoặc kết hợp với các thực phẩm khác như: granola trái cây, bánh mỳ, pancake, salad, sinh tố trái cây tươi để tăng hương vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sữa chua Hy Lạp để làm nguyên liệu cho các món như bánh mì kẹp thịt, sandwich trứng, sốt chấm, kem, …
Tham khảo bài viết: Bật mí cách làm sữa chua Hy Lạp thơm ngon ngay tại nhà
Có thể kết hợp sữa chua Hy Lạp với granola trái cây để tăng cường dưỡng chất
7. Mẹ bầu ăn sữa chua Hy Lạp được không ?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sữa chua Hy Lạp. Trong loại sữa chua này chứa nhiều vitamin A, vitamin B12 giúp cải thiện thị lực và phát triển trí não cho con. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi dồi dào trong sữa giúp mẹ bầu giảm đau lưng, mệt mỏi trong thai kỳ. Ngoài ra, với hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, sữa chua Hy Lạp còn giúp mẹ bầu cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, kiểm soát cân nặng và điều hòa huyết áp hiệu quả.
8. Lưu ý cách sử dụng sữa chua Hy Lạp đảm bảo tốt cho sức khỏe
- Không nên ăn sữa chua Hy Lạp lúc bụng đói để tránh nguy cơ tổn thương dạ dày. Đối với những ai mắc bệnh viêm bao tử mãn tính, chỉ sử dụng sữa dụng sau khi ăn cơm ít nhất 1 tiếng.
- Chỉ nên ăn 2 – 3 cốc sữa chua Hy Lạp mỗi ngày, không nên lạm dụng quá nhiều. Đối với trẻ nhỏ, tùy vào độ tuổi mà mẹ có thể cho con ăn từ 1 – 3 hũ/ngày.
- Nên ăn sữa chua Hy Lạp vào thời điểm xế chiều, từ 13h – 15h. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể cần phục hồi năng lượng, xoa dịu căng thẳng.
- Ăn sữa chua từ 1 – 2 tiếng trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi, từ đó giúp xương và răng được phát triển mạnh mẽ.
Thông qua bài viết này, Vinamilk đã giúp bạn giải đáp câu hỏi sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo. Tuy có hương vị béo ngậy và kết cấu đặc mịn, nhưng loại sữa chua này lại chứa ít năng lượng cùng rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua sữa chua Hy Lạp của các thương hiệu uy tín, được tin dùng như Vinamilk ở những cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc hoặc mua online tại website chính thức: new.vinamilk.com.vn.
Xem thêm:
1 hộp sữa chua không đường bao nhiêu calo? Ăn có mập không?
Sữa chua có đường bao nhiêu calo? Ăn sữa chua có béo không?
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo? Ăn sữa có bị béo không?
Sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Probi bao nhiêu calo? Uống Probi có béo không?
Sữa chua hoa quả bao nhiêu calo? Ăn có bị tăng cân không?
Sữa chua trân châu bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp