TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 8

Video sứa đốt như thế nào và cách điều trị khi bị sứa đốt

Lập tức nếu bạn hoặc người nào đó rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Vết đốt chiếm diện tích hơn một nửa cánh tay, một nửa chân, một vùng rộng ở thân trên, hoặc vết đốt ở trên mặt hoặc bộ phận sinh dục.[2]
  • Vết đốt gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm (nhưng không giới hạn) các triệu chứng như khó thở, chóng mặt hoặc choáng váng, buồn nôn hoặc tim đập nhanh.[3]
  • Vết đốt là của loài sứa hộp. Nọc độc của sứa hộp cực mạnh. Loài sứa này được tìm thấy ở bờ biển nước Úc và vài nơi ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và Hawaii.[4] Sứa hộp có màu xanh dương nhạt và đầu hình vuông, hoặc “đầu thần tóc rắn medusa.” Chúng có thể đạt đến chiều dài xấp xỉ 2 mét.

Hết sức bình tĩnh rời khỏi nước. Để tránh bị đốt thêm và bắt đầu xử lý, bạn hãy tìm cách lên bờ ngay sau khi bị đốt.

  • Khi ra khỏi nước, hãy cố gắng đừng gãi vào chỗ bị đốt. Có thể xúc tu của sứa vẫn còn bám vào da, và bạn sẽ bị đốt thêm nếu gãi hoặc chạm vào chúng.

Rửa vết đốt bằng nước biển. Ngay khi ra khỏi nước, bạn hãy dùng nước biển rửa vùng da bị sứa đốt (không dùng nước ngọt) để rửa trôi mọi xúc tu còn bám vào da hoặc các mô châm.[5]

  • Không dùng khăn chà lên vùng da có vết đốt sau khi rửa, vì điều này có thể kích hoạt những chiếc ngòi còn lại.
  • Dội nhiều giấm lên các xúc tu ít nhất 30 giây. Để có hiệu quả tối đa, bạn có thể pha giấm với nước nóng. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất cho các vết đốt của nhiều loại sứa.[6] Đảm bảo nước không nóng đến mức làm bỏng da.
    • Vết đốt của một số loài sứa có thể đáp ứng tốt hơn khi được xử lý kết hợp nước muối và muối nở
    • Cẩn thận cạo hết các xúc tu còn lại. Sau khi rửa vết đốt, bạn hãy cạo hết các xúc tu còn sót bằng một vật nhựa, chẳng hạn như thẻ tín dụng.[8]
      • Không chà vải hoặc khăn lên vết đốt để cố gắng loại bỏ xúc tu, vì việc này sẽ khiến càng nhiều tế bào châm tiếp tục tiết nọc độc.
      • Cố gắng giữ yên khi loại bỏ các xúc tu. Bạn càng cử động nhiều trong khi loại bỏ xúc tu thì nọc độc sẽ càng tiết ra nhiều hơn.
      • Nếu có biểu hiện sốc, bạn cần nhờ ai đó gọi cấp cứu ngay, đồng thời cố gắng giữ bình tĩnh hết sức có thể.
      • Vứt bỏ tất cả các vật liệu tiếp xúc với vết đốt của sứa. Bạn cần hạn chế tối đa rủi ro vô tình bị châm lần nữa. Vứt bỏ tất cả những thứ có thể vẫn còn có các tế bào châm bám vào, chẳng hạn như các vật mà bạn dùng để cạo các xúc tu, hoặc quần áo có thể còn dính xúc tu.
      • Giảm đau bằng nhiệt. Khi các xúc tu đã được loại bỏ, bạn có thể giảm đau bằng cách ngâm vùng da bị đốt trong nước nóng (nhưng đừng quá nóng!). Nhiệt độ chỉ nên ở mức 40-45° C để tránh bị bỏng. Nghiên cứu đã cho thấy sức nóng có thể khử hoạt tính của nọc độc và giảm đau tốt hơn nước đá
      • Trị đau bằng thuốc giảm đau. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau với liều lượng được khuyến nghị, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen.[10] Ibuprofen cũng có thể giảm viêm do vết đốt.
      • Tránh các sai lầm thường gặp

        Không dùng nước tiểu để trị vết sứa đốt. Ý tưởng dùng nước tiểu để trị vết đốt của sứa có lẽ xuất phát từ những câu chuyện truyền miệng trong dân gian và trở nên phổ biến hơn sau khi loạt phim truyền Những người bạn sử dụng tình tiết này để gây cười.[11] Không có lý do gì để bạn đi tiểu lên vết sứa đốt!

      • Tránh rửa vết sứa đốt bằng nước ngọt. Hầu hết trường hợp bị sứa đốt đều xảy ra trong nước biển. Điều này có nghĩa là các nematocysts (tế bào châm) có chứa một lượng lớn nước mặn. Bất cứ sự thay đổi nào về độ mặn trong nematocysts cũng đều khiến các tế bào châm phóng thích nọc độc. Thay vào đó, bạn hãy dùng nước mặn để rửa.
      • Không dùng chất làm mềm thịt để khử hoạt tính của các ngòi độc. Không có nghiên cứu nào cho thấy cách này thực sự có tác dụng, và có thể nó còn gây hại hại hơn là lợi.
      • Biết rằng việc bôi cồn trực tiếp lên da có thể phản tác dụng. Cũng tương tự như rửa nước ngọt, cồn có thể khiến nematocysts tiết nọc độc nhiều hơn và gây đau hơn.
      • Giảm khó chịu và các bước tiếp theo