Độ pH của hầu hết các sản phẩm sữa rửa mặt chỉ cần từ 5 trở lên là đã đủ tẩy sạch dầu nhờn và bụi bẩn trên da. Nhưng chắc nhiều bạn da dầu cũng giống tôi, cảm thấy những sữa rửa mặt này hơi nhẹ, rửa xong cứ có cảm giác không sạch tí nào.
Thế nên dù biết sữa rửa mặt có độ pH cao không tốt cho da nhưng thực tế sử dụng một số sản phẩm dù pH đến 7,8 mà da vẫn không hề khô căng, bong tróc. Vậy “tuyệt chiêu” dùng sữa rửa mặt có pH cao vượt chuẩn để làm da sạch sâu mà không làm mất lớp màng ẩm tự nhiên bảo vệ da là gì? Hãy cùng Happy Skin khám phá chi tiết nha!
Bạn đang xem: Nên làm gì nếu sửa rữa mặt có độ pH quá cao?
Tại sao sữa rửa mặt có pH cao lại gây khô da?
Độ pH chuẩn của làn da là 5.5 – 5.6, tức là lúc này lớp màng ẩm ngoài cùng bảo vệ da có tính axit (hay còn gọi là acid mantle hoặc lớp áo choàng axit. Lớp axit này sẽ giúp bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, nấm, kí sinh trùng… Đồng thời môi trường axit này cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm tự nhiên trên da – đây những yếu tố này rất cần thiết để da luôn khỏe đẹp. Thêm nữa, đó là môi trường lý tưởng cho các enzyme của da họat động để giữ ẩm và tẩy tế bào chết.
Chính vì thế nên việc sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao (pH>7) sẽ trực tiếp hủy hoại lớp acid mantle này nhanh chóng. Khi lớp acid mantle này bị phá vỡ; lớp sừng trên cùng bảo vệ da sẽ không còn khả năng chống chọi với các tác nhân xấu từ môi trường ngoài. Kết quả là da nhanh chóng bị khô căng, bong tróc, nổi mụn, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ… thậm chí bị viêm nang lông.
Cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt
Độ pH của sản phẩm chăm sóc da không phải là thông tin mà bạn có thể tìm dễ dàng trên bao bì hoặc tra cứu trên google. Thế nên, cách đơn giản nhất để kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt đó là sử dụng giấy quỳ tím mua ở nhà thuốc hoặc các cửa hàng Guardian, Mediacare…
Bạn chỉ cho ra tay một lượng sữa rửa mặt vừa đủ dùng hàng ngày, sau đó nhúng giấy quỳ vào sữa rửa mặt, kiểm tra mẫu giấy đổi màu và đối chiếu với bảng sau là có thể biết được độ pH.
Phải làm gì khi “trót” dùng sữa rửa mặt có độ pH cao?
Về mặt lý thuyết là nên tránh các sản phẩm có độ pH cao trên 7 vì sẽ làm tổn thương lớp màng ẩm bảo vệ da, dễ làm da trở nên khô, bong tróc, tiết dầu thừa, bã nhờn nhiều hơn; đồng thời cũng dễ kích ứng, nhạy cảm hơn với môi trường và các sản phẩm chăm sóc da. Nhưng mà thực tế, sữa rửa mặt tạo bọt, có độ pH cao làm sạch rất tốt nên nhiều bạn da dầu rất thích dùng để làm da sạch sâu trong mùa hè.
Đừng quá lo lắng khi bạn yêu thích một chai sữa rửa mặt nào đó mà phát hiện nó có độ pH cao hơn 7 vì căn bản độ pH cũng không phải là tác nhân duy nhất gây khô và làm tổn thương hàng rào bảo vệ da.
Xem thêm : Sau khi ly hôn con 7 tuổi có quyền lựa chọn ở với bố hoặc mẹ không?
Điều đầu tiên cần làm khi kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt mà thấy cao hơn 7 không phải là dẹp nó qua một bên mà nên kiểm tra ngay xem thành phần có chứa các chất động bề mặt nào hay có các chất hút ẩm, cấp ẩm, làm dịu da hay không.
Nếu sữa rửa mặt có độ độ pH > 7 và thành phần có chứa các chất hoạt động bề mặt quá mạnh như Sodium sulfat, Amoni sulfat, sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate. Mặt khác, cũng không có các chất hút ẩm, dưỡng ẩm hoặc có cũng ở cuối bảng thành phần, cộng thêm dùng xong thấy da khô căng, sạch kin kít thì tốt nhất là nên ngừng sử dụng. Thay vào đó hãy chọn lựa những dòng sữa rửa mặt làm sạch sâu, mà pH chỉ khoảng 5 – 6, để da không bị căng kích, khô rát mỗi khi rửa mặt
Ngược lại, nếu sữa rửa mặt có độ pH >7 nhưng thành phần lại có các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc thiên nhiên như Myristic acid, Potassium Cocoate, Potassium Cocoyl Glycinate, Almond glycerides, Decyl Polyglucoside, Cocoamphocarboxyglycinate… Đồng thời, bảng thành phần lại có thêm các chất dưỡng ẩm như squalane, glycerin, hyaluronic acid, vitamin E và các loại dầu thực vật thì bạn không cần phải quá lo lắng độ pH cao có thể làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên bảo vệ da.
Tuy nhiên nếu dùng sữa rửa mặt có độ pH cao liên tục trong thời gian dài thì bạn phải chú ý dưỡng da liền vì dù thành phần có không gây khô căng cho da nhưng pH cao vẫn khiến da dễ bị thiếu ẩm. Vì vậy, tốt nhất sau khi rửa mặt xong khoảng 3 phút, nên dùng ngay toner có pH thấp (3 – 4) hoặc có chứa BHA, AHA để cân bằng pH và tiếp tục dưỡng da với các sản phẩm giàu thành phần cấp ẩm, giữ ẩm như hyaluronic acid, glycerin, B5, chiết xuất lô hội, chiết xuất tảo biển…
Thêm một lưu ý nhỏ nữa là hãy thật kỹ lưỡng trong việc tạo bọt vì đối với những sữa rửa mặt có độ pH cao, bạn tạo bọt càng kỹ, càng giảm bớt tính kiềm, hạn chế tối ưu nguy cơ bào mòn màng ẩm tự nhiên của da.
Riêng với những bạn da quá khô, dùng sữa rửa mặt có pH cao bị khô căng, bong tróc thì nên ngưng sử dụng ngay. Đồng thời, da khô nên dùng thêm các sản phẩm chứa các thành phần làm mềm da, bổ sung độ ẩm tức thì cho da như ceramides, squalane, loại cồn béo (Cetyl Alcohol, Cetearyl alcohol, Stearyl Alcohol…) và các acid béo (Oleic Acid, Stearic Acid, Linoleic Acid, Linolenic Acid, Lauric Acids…); thành phần làm dịu, phục hồi da như chiết xuất hoa cúc, panthenol, yến mạch, dầu hắc mai biển…
Gợi ý một số sữa rửa mặt tạo bọt tốt mà vẫn có độ pH chuẩn
Gel Rửa Mặt Sạch Sâu Và Kiểm Soát Mụn Emmié Pore Purifying & Blemish Control Derma Cleansing 180ml
Gel Rửa Mặt Dịu Nhẹ Và Cấp Ẩm Sâu Emmié Soothing & Hydrating Derma Cleansing 180ml
Xem thêm : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cosrx Low pH Good Morning Cleanser
Hada Labo Gokujyun Foaming Cleanser
La Roche-Posay Effaclar Purifying Foaming Gel
Whamisa Organic Flowers Foam Cleansing Cream
The Body Shop Tea Tree Skin Clearing Facial Wash
Bioderma Atoderm Ultra Rich Foaming Gel
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp