Kết quả khám sức khỏe của người lao động phân loại từ loại 1 đến loại 5 thì việc bố trí công việc cho người lao động phù hợp với từng loại sức khỏe như thế nào?
- Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Nên uống nước cam vào buổi sáng hay buổi tối?
- Đàn ông thích tặng quà gì? Những món quà tặng cho nam giới
- Danh sách các quận huyện Đà Nẵng bạn cần biết
- Trẻ 3 tuổi nên uống sữa gì? Sữa tươi hay sữa bột thì tốt hơn?
Phân loại sức khỏe và bố trí làm việc theo phân loại sức khỏe
Bạn đang xem: Sắp xếp công việc cho người lao động theo phân loại sức khỏe
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997 ban hành Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế thì có 05 loại sức khỏe như sau:
– Loại I: Rất khoẻ
– Loại II: Khoẻ
– Loại III: Trung bình
– Loại IV: Yếu
– Loại V: Rất yếu
Xem thêm : Vai trò của photpho đối với thực vật là
Tiêu chuẩn sức khoẻ là một trong những điều kiện để tuyển dụng và ký kết các hợp đồng lao động.Khi tuyển dụng và thực hiện các hợp đồng phải tuân theo các tiêu chuẩn sức khoẻ riêng của từng nghề, từng công việc do Bộ Y tế quy định.
Riêng các nghề, các công việc trực tiếp điều hành các phương tiện vận tải và thi công cơ giới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm, thì các đối tượng phải có đủ điều kiện sức khoẻ loại I và loại II.
Đối với lao động chủ yếu là lao động thể lực thì phải đảm bảo sức khoẻ từ loại III trở lên.
– Những người có khuyết tật và sức khoẻ loại IV , loại V củng là đối tượng khám tuyển dụng và khám để thực hiện hợp đồng lao động, nhưng tuyển dụng và thực hiện hợp đồng lao động với nghề nào, công việc nào phải do Hội đồng khám tuyển căn cứ vào khuyết tật, bệnh tật của đối tượng đó để quyết định.
Theo đó, đối với nghề, các công việc trực tiếp điều hành các phương tiện vận tải và thi công cơ giới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm phải có sức khỏe loại I và loại II. Nếu lao động chủ yếu là lao động thể lực thì phải đảm bảo sức khoẻ từ loại III trở lên.
Đồng thời tại Điều 27 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định về quản lý sức khỏe người lao động
– Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
Xem thêm : Mệnh mộc nên trồng cây gì? Các loại cây phong thủy giúp hút tài vận
Khám sức khỏe định kỳ và nội dung khám
Tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Nội dung khám sức khỏe định kỳ theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT:
– Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT như sau:
+ Tiền sử bệnh, tật (Bác sỹ khám sức khỏe hỏi và ghi chép); Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ)
+ Khám thể lực;
+ Khám lâm sàng gồm: Nội khoa; Mắt; Tai – Mũi – Họng; Răng – Hàm – Mặt; Da liễu; Phụ sản;
+ Khám cận lâm sàng;
– Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT gồm Khám phụ khoa; Sàng lọc ung thư cổ tử cung; Sàng lọc ung thư vú; Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp