Súng tiểu liên AK

Súng tiểu liên Ka-Lát-Nhi-Cốp cỡ 7,62mm do Liên Xô (cũ) chế tạo, gọi tắt là tiểu liên AK. Việt Nam và một số nước dựa theo kiểu AK để sản xuất. Súng

90

tiểu liên AK được cải tiến gọi là tiểu liên AKM (có thêm một số bộ phận giảm nẩy lắp ở đầu nòng súng; lẫy giảm tốc độ đập của búa; bộ phận thước ngắm có vạch khấc đến 10 “tương ứng cự ly thực tế 1000m” và khác lưỡi lê), gọi là súng AKM; loại có báng gập gọi là AKMS.

Hình 18: Súng tiểu liên AK

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.1. Tác dụng và tính năng chiến đấu

2.1.1. Tác dụng

– Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS trang bị cho từng người sử dụng, dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch, súng cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một;

– Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô (cũ) sản xuất, hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Việt Nam đã sản xuất đạn AK và đưa vào sử dụng; gồm có các loại đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy, đầu đạn cháy, hộp tiếp đạn chứa 30 viên.

2.1.2. Tính năng chiến đấu

– Tầm bắn xa nhất: 3000 m

– Bắn hiệu quả nhất: 400 m

– Hoả lực tập trung mục tiêu mặt đất: 800 m

– Bắn máy bay quân dù: 500 m

– Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm 350 m Mục tiêu người chạy 525 m – Tầm bắn ghi trên thước ngắm:

Súng AK thường: 800 m Súng AK cải tiến: 1000 m

– Đầu đạn vẫn có khả năng sát thương mục tiêu ở cự ly: 1500 m. – Tốc độ đầu của đầu đạn: AK 710 m/s; AKM 715 m/s

91

Bắn liên thanh 100 phát/phút Bắn phát một 40 phát/phút

– Khối lượng súng nặng: 3,8kg (Không có lê, lắp hộp tiếp đạn không có đạn).

– Khối lượng súng nặng: 4,3kg (Không có lê, lắp hộp tiếp đạn có đủ 30 viên đạn).

– Khối lượng viên đạn nặng: 16,2 gam – Chiều dài của súng: Khi lắp lê 1020 mm Không lắp lê 870 mm

2.2. Cấu tạo chung của súng và đạn

2.2.1. Cấu tạo chung của súng

Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính sau: – Nòng súng;

– Bộ phận ngắm;

– Hộp khoá nòng, nắp hộp khoá nòng; – Bệ khoá nòng và thoi đẩy;

– Khoá nòng; – Bộ phận cò; – Bộ phận đẩy về; – Ống dẫn thoi, ốp lót tay; – Báng súng, tay cầm; – Hộp tiếp đạn; – Lê.

Đồng bộ của súng: Phụ tùng, dây súng, túi đựng hộp tiếp đạn, đầu đạn để bắn đạn hơi, thông nòng, ống đựng phụ tùng và phụ tùng các loại.

2.2.2. Cấu tạo chung của đạn

Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.

2.3. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng và đạn

2.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

– Nòng súng

+ Tác dụng: Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định, làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động.

92

Hình 19: Bộ phận nòng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Bộ phận ngắm

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau. + Cấu tạo:

Đầu ngắm Thước ngắm Hình 20: Bộ phận ngắm

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Để liên kết các bộ phận của súng; hướng cho bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động; che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khoá nòng. + Cấu tạo: Khâu trước giữ ốp lót tay Ren đầu nòng Đầu ngắm Khâu truyền khí thuốc

Bệ thước ngắm

93

Hình 21: Hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Nắp hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Bảo vệ các bộ phận bên trong của súng; + Cấu tạo:

Hình 22: Nắp hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Bệ khoá nòng và thoi đẩy

+ Tác dụng: Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy để chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi.

+ Cấu tạo: ổ chứa tai khóa nòng Cửa thoát vỏ đạn Các sống tăng độ Lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng

94

Hình 23: Bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Khoá nòng

+ Tác dụng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng và mở khoá, làm đạn nổ và kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

+ Cấu tạo:

Hình 24: Bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Bộ phận cò

+ Tác dụng: Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hoả, định cách bắn, khoá an toàn và chống nổ sớm khi chưa đóng khoá chắc chắn.

+ Cấu tạo:

Rãnh lượn Mặt vát giương búa

Lỗ chứa đuôi khoá nòng Mấu dương búa

Lỗ chứa bộ phận đẩy về

Khe trượt Mấu gạt cần lẫy bảo hiểm

Kim hỏa

95

Hình 25: Bộ phận cò

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Bộ phận đẩy về

+ Tác dụng: Để đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.

+ Cấu tạo:

Hình 26: Bộ phận đẩy về

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

+ Tác dụng: Để dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn.

+ Cấu tạo:

Lò xo đẩy về

Lỗ trục cò Tay cò

chân cò

Ngoàm giữ búa

Chân đuôi cốt lò xo

96

Hình 27: Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Báng súng và tay cầm

+ Tác dụng: Để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn.

+ Cấu tạo: Đế báng súng, tay cầm, ổ chứa ống phụ tùng, khuy luồng dây súng.

Hình 28: Báng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Hộp tiếp đạn

+ Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn cho súng. + Cấu tạo:

Ốp lót tay trên

Lỗ thoát khí thuốc Ống dẫn thoi

Khe tản nhiệt Khâu sau giữ ốp lót

Khâu trước giữ ốp lót

Khuy luồn dây súng Ổ chứa ống phụ tùng Đế báng súng Báng súng Tay cầm

97

Hình 29: Hộp tiếp đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Lê

+ Tác dụng: Để diệt địch khi đánh gần, dùng thay dao, cưa, kéo cắt dây thép gai.

+ Cấu tạo:

Hình 30: Lưỡi lê

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Phụ tùng

+ Tác dụng: Để tháo lắp, lau chùi và sửa chữa súng + Cấu tạo: Hình 31: Phụ tùng Hình 31: Phụ tùng Bàn nâng đạn Nắp ống phụ tùng Ống phụ tùng Thông nòng

98

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.3.2. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của đạn: (Xem ở phần binh khí súng

trường CKC).

2.4. Chuyển động của súng

2.4.1. Khi bắn liên thanh

– Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn liên thanh, mấu đè đè lên đuôi lẫy phát một làm lẫy phát một không xoay quanh trục cò.

– Bóp cò, ngoàm giữ búa rời khỏi tai búa, búa nhờ tác dụng của lò xo đập vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn chuyển động. Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đẩy vào mặt thoi đẩy bệ khoá nòng lùi. Khi bệ khoá nòng lùi, các bộ phận chuyển động như khi lên đạn, chỉ khác:

+ Khoá nòng kéo theo vỏ đạn gặp mấu hất vỏ đạn, hất vỏ đạn ra ngoài. + Tay vẫn bóp cò, ngoàm giữ búa ở phía trước nên búa không bị giữ lại khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa thì búa lại tiếp tục đập vào kim hoả làm đạn nổ. Cứ như vậy mọi hoạt động được lặp lại cho đến khi hết đạn.

Hình 32:Vị trí các chi tiết bộ phận cò khi bắn liên thanh

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

– Khi bắn hết đạn, mặt khoá nòng nằm sát mặt cắt phía sau nòng súng, mặt búa tì vào đuôi kim hoả.

– Nếu còn đạn thả cò ra, ngoàm giữ búa ngả về sau mắc vào tai búa giữ búa ở thế giương

2.4.2. Khi bắn phát một

Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn phát một, mấu đè không đè lên lẫy phát một, làm cho lẫy phát một xoay cùng trục cò. Khi bóp cò hoạt động của các bộ phận của súng như bắn liên thanh, chỉ khác: Khi búa ngả về sau, do vẫn bóp cò nên khấc mắc lẫy phát một của búa mắc vào khấc đầu lẫy phát một, muốn bắn tiếp phải thả tay cò để lẫy phát một ngả về sau, búa rời khỏi khấc mắc lẫy phát một của búa, búa đập lên nhưng bị ngoàm giữ búa ở thế giương,…

99

Hình 33: Vị trí các chi tiết bộ phận cò khi bắn phát một

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).