Suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế là điều không một quốc gia nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo chắc chắn rằng nền kinh tế của một quốc gia nào đó sẽ không bao giờ bị suy thoái. Nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới xã hội. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng như thế nào?

Suy thoái kinh tế là gì?

Theo định nghĩa của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ, suy thoái kinh tế là sự sụt giảm của hoạt động kinh tế trên phạm vi quốc gia và kéo dài nhiều tháng liên tiếp.

Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế là sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế kéo dài từ hai quý liên tiếp trở lên. Kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian hai quý đó là giá trị âm.

Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?

Một nền kinh tế không thể mãi tăng trưởng và ổn định mà diễn ra theo các chu kỳ khác nhau, có tăng trưởng và có suy thoái. Để nhận biết và phòng tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng do suy thoái gây ra, việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế là điều bắt buộc mỗi quốc gia phải quan tâm hàng đầu.

Chu kỳ kinh tế thể hiện qua sự biến động của GDP thực tế, diễn ra theo trình tự 3 pha, gồm suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó, suy thoái và hưng thịnh là pha chính, phục hồi là pha thứ yếu.

Các loại suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế được phân loại dựa theo hình dáng đồ thị tăng trưởng theo quý. Các loại suy thoái kinh tế phổ biến gồm có:

  • Suy thoái kinh tế hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái có pha suy thoái và pha phục hồi ngắn, tốc độ suy thoái nhanh mà tốc độ phục hồi cũng nhanh. Kiểu suy thoái này phổ biến nhất, có điểm đổi chiều giữa 2 pha rõ ràng.
  • Suy thoái kinh tế hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái có pha suy thoái nhanh, pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Khi đó, nền kinh tế phải trải qua thời kỳ suy thoái mạnh mẽ, phải vất vả để phục hồi. Trong thời gian phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể là con số âm hoặc dương xen kẽ giữa các quý với nhau.
  • Suy thoái kinh tế hình chữ W: Đây là loại suy thoái kinh tế liên tiếp. Nền kinh tế bị suy thoái đang trong thời gian phục hồi lại tiếp tục rơi vào suy thoái.
  • Suy thoái hình chữ L: Đây là kiều suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất, suy thoái kéo dài rất khó khăn để thoát khỏi. Nó còn được gọi là suy thoái không lối thoát hay khủng hoảng kinh tế.

Cac-loai-suy-thoai-kinh-te

Nguyên nhân xảy ra suy thoái kinh tế

Nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế. Tuy nhiên đều thống nhất rằng, suy thoái kinh tế diễn ra do cả nguyên nhân từ bên trong và từ bên ngoài hay từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes, tình trạng suy thoái của nền kinh tế chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như chiến tranh, thời tiết và giá dầu (giá nhiên liệu). Tất cả các yếu tố này đều tác động khiến nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn.

Với trường phái kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xảy ra chủ yếu do cung tiền tệ tăng gây ra tình trạng lạm phát. Họ cũng cho rằng, suy thoái là một chu kỳ kinh tế tất yếu phải xảy ra theo cơ chế tự nhiên để sửa chữa lại việc sử dụng các nguồn lực kinh tế không hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng trước đó.

Sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế theo quan điểm của các học giả theo thuyết tiền tệ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi.

Dấu hiệu suy thoái kinh tế là gì?

Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.

Lãi suất trái phiếu thay đổi

Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:

  • Lạm phát tăng, lãi suất tăng, nhu cầu mua trái phiếu tăng cao. Đường cong lãi suất trái phiếu lúc này thể hiện tác động của thị trường tới nền kinh tế.
  • Lạm phát giảm, lãi suất điều chỉnh giảm, nhu cầu mua trái phiếu giảm, nhu cầu bán trái phiếu tăng để thu hồi vốn thay vì nhận lãi.

Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.

Tín dụng

Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.

Tâm lý kinh doanh

Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nợ xấu gia tăng

Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.

thi-truong-lao-dong

Thị trường lao động

Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.

Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau:

  • Các chỉ số hàng đầu – Leading Indicators: Hai chỉ số hàng đầu tiêu biểu là chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Standard & Poor’s (S&P 500) thường xuất hiện vài tháng trước suy thoái.
  • Các chỉ số chậm – Lagging Indicators: Tiêu biểu nhất là chỉ số thất nghiệp. Ví dụ điển hình của trường hợp này xảy ra trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2009. Trước đó, vào tháng 12/2007 chỉ số thất nghiệp ở mức 5%, thậm chí thấp hơn. Kết quả, tới tháng 5/2008 suy thoái đã thực sự diễn ra.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Những lĩnh vực bị ảnh hưởng khi suy thoái kinh tế là gì? Khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề đều chịu ảnh hưởng không tốt:

  • Vận tải biển: Kinh tế suy thoái, vận tải đường biển sẽ bị ùn tắc, ứ đọng, không lưu thông. Trong khi đó, đa số hàng hóa trên thế giới đều được vận chuyển bằng đường biển. Hệ quả, hàng hóa không được lưu thông, hàng hóa sản xuất không đến tay người mua, doanh nghiệp không có hàng để bán, vận chuyển chậm và phải đền bù hợp đồng…
  • Dầu mỏ: Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu, nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Nhu cầu dầu mỏ giảm khi suy thoái kinh tế xảy ra, báo hiệu nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm.
  • Chứng khoán – Tài chính: Kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả ảnh hưởng tới các chỉ số trên sàn chứng khoán. Từ đó, thị trường chứng khoán, tài chính và nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, khi nền kinh tế bị suy thoái, thu nhập của người dân giảm, lãi suất tăng cũng khiến thanh khoản trên thị trường sụt giảm, dẫn tới sự sụt giảm của các mã cổ phiếu.
  • Tỷ lệ thất nghiệp: Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí phá sản. Khi đó nhiều người lao động bị mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này đặt gánh nặng cho các vấn đề xã hội, an ninh, chính trị.
  • Thương mại: Cung và cầu về tiêu dùng tư nhân, đầu tư công ty, sản xuất, xuất nhập khẩu… đều giảm do suy thoái kinh tế. Những điều này khiến hoạt động thương mại toàn cầu sụt giảm.
  • Giá trị đồng tiền giảm: Suy thoái khiến lạm phát tăng cao, giá trị đồng nội tệ giảm, ảnh hưởng tới mọi mặt trong hoạt động kinh tế. Đặc biệt với quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu giảm, nguồn thu ngoại tệ giảm mạnh.
  • Giá nguyên vật liệu, hàng hóa giảm: Khi đó các doanh nghiệp không đủ nguyên vật liệu đều duy trì sản xuất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, sáp nhập, phá sản.

Suy thoái kinh tế ngành nào hưởng lợi?

Có thể thấy, khi nền kinh tế suy thoái, cung và cầu đều sụt giảm, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng do không đủ nguyên liệu sản xuất, không bán được hàng, giảm doanh thu… Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực không thể cắt giảm hoàn toàn cho dù kinh tế kiệt quệ đến đâu. Đó chính là y tế và năng lượng.

Suy-thoai-kinh-te-nganh-nao-huong-loi

Trong khi chỉ số các ngành đều đỏ lửa trên bảng điện thì số liệu của ngành y tế và năng lượng lại ít có sự sụt giảm, đứng im hoặc xanh. Vì là lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nên các doanh nghiệp y tế và năng lượng không chịu ảnh hưởng nặng nề do suy thoái.

Như vậy, kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi người đều thu hẹp hoặc cắt giảm đầu tư, vẫn có một số lĩnh vực hưởng lợi, nhà đầu tư nên cân nhắc như sau:

  • Chứng khoán: Nhà đầu tư nên tập trung vào các mã cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực y tế và năng lượng. Những doanh nghiệp này ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, cần xem xét đánh giá kỹ càng các doanh nghiệp đều lựa chọn mã cổ phiếu tốt nhất.
  • Vàng: Tiền có thể mất giá nhưng vàng thì không, đây là loại tài sản luôn được ưa chuộng khi thị trường không ổn định.
  • Bất động sản: Bất động sản lãi suất không cao, tăng trưởng chậm nhưng ổn định và bền vững. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu khi nền kinh tế suy thoái.

Các cuộc suy thoái kinh tế thế giới

Trong lịch sử có nhiều cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí đại suy thoái xảy ra, gây ảnh hưởng trên diện rộng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng mà mất nhiều năm sau mới khắc phục được.

Gần đây nhất là cuộc đại suy thoái hay khủng hoảng kinh tế 2009. Dấu hiệu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện từ 2007, kéo dài tới 2009. Tới giữa năm 2009 mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Ngoài ra, còn một số cuộc suy thoái kinh tế đáng chú ý khác như:

  • Đại suy thoái 1929 – 1933: Đây là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và lan rộng nhất thế kỷ 20. Bắt đầu từ ngày 4/9/1929 tại Mỹ khi giá cổ phiếu sụt giảm, thị trường chứng khoán sụp đổ nhanh chóng vào ngày 29/10 cùng năm. Sau đó khủng hoảng lan rộng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ 1929 đến 1932, GDP thế giới đã giảm 15%.
  • Suy thoái 1980 – 1982: Bắt nguồn từ cuộc cách mạng tại Iran khiến giá dầu thế giới tăng nhanh. Lạm phát tại Mỹ đã đạt 13,5% trong năm 1980 buộc FED phải thực hiện tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Hệ quả, GDP Mỹ đã giảm khoảng 2.5%. Đây là cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất tại Mỹ kể từ sau 1929 – 1933.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng tới một lĩnh vực cụ thể nào, suy thoái khiến mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đều bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực bị ảnh hưởng ít, không đáng kể.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang bị ảnh hưởng sau đại dịch và xung đột Nga – Ukraine. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ về suy thoái kinh tế là gì và tìm ra danh mục đầu tư phù hợp trong bối cảnh hiện nay.