1. Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực.
- Năm 2022 là năm con gì? mệnh gì? Xem tử vi các bé sinh 2022 về tính cách, sự nghiệp và tình duyên
- Điểm hoà vốn là gì? Cách tính điểm hoà vốn nhiều sp và ý nghĩa
- Những loại trái cây, rau củ có thể ăn cả vỏ
- Sinh năm 1991 Tân Mùi năm 2024 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Tân Mùi
- Hiệu điện thế là gì? Kí hiệu, công thức tính và dụng cụ đo
Biện pháp tu từ tiếng anh là ” Measures rhetoric“
Bạn đang xem: Tác dụng của các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ gồm 2 loại biện pháp tu từ như sau:
– Biện pháp tu từ từ vựng bao gồm: biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, nói giảm – nói tránh, nói quá, liệt kê, chơi chữ.
– Biện pháp tu từ cấu trúc: tu từ đảo ngữ, tu từ điệp cấu trúc, tu từ chêm xen, câu hỏi tu từ, tu từ tương phản.
2.1. Biện pháp tu từ so sánh:
Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động.
Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca và được chia thành hai dạng:
+ So sánh ngang bằng: Ví dụ: Tóc đen như gỗ mun
+ So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như (như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu).
2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa:
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.
Để làm được bài tập về tu từ nhân hóa, các bạn cần phân biệt được các dạng này như sau:
+ Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời…
+ Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
2.3. Biện pháp tu từ ẩn dụ:
Ẩn dụ là tu từ gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại với những ví dụ minh hoạt như sau:
+ Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.
Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ cách thức chỉ hoa râm bụt nở hoa.
+ Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức. Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”.
+ Ẩn dụ về phẩm chất: Tương đông về phẩm chất. Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“
Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái vì chúng đều có điểm chung về phẩm chất. Ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác: Miêu tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác. Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
2.4. Biện pháp tu từ hoán dụ:
Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất nhiều biện pháp tu từ khác. Cách phân biệt các tu từ này không quá khó khăn mà chỉ học theo kiến thức sách giáo khoa là chúng ta có thể làm được.
2.5. Biện pháp tu từ nói quá:
Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật xảy ra trong thực tế. Chúng ta cần hiểu rõ rằng nói quá không phải là nói khoác, hai khái niệm này là hoàn toàn riêng biệt nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Nói quá chỉ đơn giản là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với sự thật, còn nói khoác là bịa đặt, nói sai sự thật.
Ví dụ: Trời hôm nay nóng như thiêu như đốt, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm, cháy da cháy thịt.
“Nóng như thiêu như đốt” là câu nói quá nhằm diễn tả cái nóng quá mức của thời tiết.
2.6. Biện pháp nói giảm nói tránh:
– Nói giảm nói tránh là gì? Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển một sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
– Dấu hiệu nhận biết: Trong các câu có dùng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tinh tế, tránh nghĩa thông thường của nó thì có nghĩa là câu đó được dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.
Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.
2.7. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:
– Điệp từ là gì? Là biện pháp tu từ trong văn học để diễn tả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ nhằm nhấn mạnh, liệt kê, khẳng định,… để làm nổi bật lên vấn đề muốn nhắc đến.
– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ. Các dạng điệp từ thường được sử dụng hiện nay gồm: điệp từ cách quãng, điệp từ nối tiếp, điệp từ chuyển tiếp.
– Lưu ý: Điệp từ không phải là lỗi lặp từ.
Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”
Từ “đoàn kết” được nhắc lại 3 lần nhằm nhấn mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
2.8. Biện pháp tu từ liệt kê:
– Liệt kê là gì? Là biện pháp sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc, có thể thông qua cách dùng từ đồng âm hoặc không nhưng cần có chung một ý nghĩa.
Xem thêm : 10 cách trị nám da bằng nghệ cực kỳ hiệu quả, an toàn, dễ làm
– Tác dụng: Mục đích của biện pháp tu từ liệt kê là để diễn tả các khía cạnh, tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ nét nhất đến người đọc, người nghe. Liệt kê được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải sự kể lể dài dòng, rườm rà, lặp đi lặp lại trong cách nói và viết.
– Ví dụ: Nhà hàng hôm nay có nhiều món mới cho Quý khách có thể lựa chọn: Rồng xanh lướt sóng, cá chép vượt vũ môn, lươn luộc,…
– Các dạng kiểu liệt kê:
Liệt kê theo từng cặp: Với kiểu liệt kê này, mỗi cặp từ liên kết với nhau bằng những từ: và, cùng, với,… nhằm phân biệt với các nhóm từ khác.
Liệt kê không theo từng cặp: Kiểu liệt kê không theo từng cặp ở giữa các từ được cách nhau bởi dấu phẩy, dấu chấm với điều kiện các từ cùng mô tả và diễn đạt một điểm chung nào đó như con người, sự vật hay mối quan hệ nào đó.
Liệt kê tăng tiến: Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê cần theo một thứ tự và quy luật nhất định như: từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn,…
Liệt kê không tăng tiến: Ở kiểu liệt kê không tăng tiến thì các vị trí cần liệt kê vốn không quan trọng, chỉ câu mang đúng ý nghĩa và người đọc có thể hiểu được.
2.9. Biện pháp tương phản:
Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến, qua đó làm tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”
“Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng.
2.10. Biện pháp chơi chữ:
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ.
– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa. Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ“.
2.11. Biện pháp đảo ngữ:
– Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp nhằm thay đổi trật tự cấu trúc của câu với mục đích nhấn mạnh các ý chính, đặc điểm của các đối tượng cũng như làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động và hài hoà hơn.
– Tác dụng: Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…
– Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
Nhằm tô đậm cảm giác cô liêu và hoang vắng trong cảnh vật được nhắc đến.
Xem thêm: Đảo ngữ là gì? Tác dụng của đảo ngữ? Lấy ví dụ minh hoạ?
2.12. Biện pháp dấu chấm lửng:
Dấu chấm lửng hay dấu ba chấm được dùng để biểu thị những ý mà người đọc, người viết chưa biểu đạt hết nhằm tạo nên điểm nhấm và tăng thêm cảm xúc.
3. Tác dụng của biện pháp tu từ là gì?
Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn đối với văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.
+ Thu hút người đọc, người nghe.
+ Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
+ Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng cho người đọc.
+ Thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.
4. Một số bài tập về biện pháp tu từ có lời giải:
Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:1.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
2.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
3.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
4
.
Xem thêm : GDP bình quân đầu người là gì?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
5.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
6.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
7.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
8.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
9.
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
10.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
11.
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
12.
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
ĐÁP ÁN:1.Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ” cây đa, bến cũ, con đò” . Trong đó “cây đa”, “bến cũ” là những vật đứng yên,” con đò” là vật thường xuyên di chuyển, chúng dùng để biểu hiện nỗi buồn của đôi trai gái khi phải xa nhau.
2. Ẩn dụ : thuyền, bếnThuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay )Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gáiCách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái
3. Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có sức tạo hình .
Mọi người cùng hỏi:
1. Câu hỏi: Biện pháp tu từ “ánh sáng của tri thức” thường được sử dụng để tác động vào mặt nào của người đọc?
Trả lời: Biện pháp tu từ “ánh sáng của tri thức” thường được sử dụng để tác động vào mặt trí óc, tinh thần của người đọc. Biểu tượng “ánh sáng” ở đây tượng trưng cho sự hiểu biết, tri thức. Việc sử dụng biện pháp này giúp kích thích trí tưởng tượng và thúc đẩy sự tò mò của người đọc về kiến thức mới.
2. Câu hỏi: Biện pháp tu từ “đại dương tri thức” thường có tác dụng gì trong văn viết?
Trả lời: Biện pháp tu từ “đại dương tri thức” thường có tác dụng mở rộng, sâu sắc hóa một chủ đề hoặc khía cạnh của văn viết. Nó tạo ra hình ảnh của một không gian tri thức bao la và không giới hạn, khuyến khích người đọc suy tư về sự vô tận của kiến thức và khám phá.
3. Câu hỏi: Biện pháp tu từ “những bước tiến vượt bậc” thường ám chỉ điều gì?
Trả lời: Biện pháp tu từ “những bước tiến vượt bậc” thường ám chỉ sự phát triển, tiến bộ nhanh chóng và đột phá trong một lĩnh vực hoặc tình huống nào đó. Nó thể hiện sự tăng trưởng không ngừng và sự đổi mới trong một quá trình hoặc công việc.
4. Câu hỏi: Biện pháp tu từ “tiếng đàn huyền bí” có tác dụng gì trong văn viết?
Trả lời: Biện pháp tu từ “tiếng đàn huyền bí” thường có tác dụng tạo ra hình ảnh âm nhạc, âm điệu đầy thú vị và bí ẩn. Nó có thể kích thích trạng thái tinh thần của người đọc, gợi lên sự hứng thú và sự tò mò về những điều mới lạ và khám phá.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp