Tổng hợp các biện pháp tu từ phổ biến nhất, tác dụng và cách sử dụng của chúng! Studytienganh mời các bạn cùng xem và tham khảo.
1. Biện pháp tu từ là gì và các biện pháp tu từ phổ biến
Các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức hấp dẫn và gợi cảm trong cách biểu đạt ngôn ngữ.
Các biện pháp tu từ phổ biến như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, đảo ngữ, phép đối, liệt kê, câu hỏi tu từ….
2. Tác dụng của các biện pháp tu từ
So sánh
– So sánh là thủ pháp đối chiếu giữa hai hay nhiều sự việc, sự vật có nét tương đồng.
– Tác dụng gợi hình, gợi cảm, khiến sự vật sự việc trở nên thân thuộc, sinh động, dễ hình dung.
- Ví dụ: Con đi trăm nủi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Nhân hoá
– Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ vốn dùng để chỉ người để chỉ đồ vật, sự vật, hiện tượng.
-Tác dụng khiến đối tượng hiện ra sinh động, có hồn.
- Ví dụ: Ông mặt trời xấu hổ núp sau những đám mây.
Cách sử dụng các biện pháp tu từ
Ẩn dụ
– Ẩn dụ là thủ pháp gọi tên sự vật sự việc này bằng sự vật sự việc khác có nét tương đồng với nó.
Xem thêm : Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc: Đường lối chính trị và trọng tâm kinh tế
– Tác dụng gợi những liên tưởng thú vị, sâu sắc.
- Ví dụ: Mùi mưa đầu mùa ngọt ngào như kẹo bông gòn.
Hoán dụ
– Hoán dụ là thủ pháp nghệ thuật gọi tên sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác có quan hệ gần gũi với nó.
– Tác động tạo ra những liên tưởng mới lạ, độc đáo, thú vị.
- Ví dụ: Người đầu bọc tiễn kẻ đầu xanh.
Đảo ngữ
– Đảo ngữ là thủ pháp nghệ thuật thay đổi trật tự ngữ pháp của câu, thường là đảo chủ ngữ về cuối câu.
– Tác dụng là gây ấn tượng mạnh với người đọc, làm nổi bật chủ thể, vấn đề muốn biểu đạt.
- Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc.
Nói giảm, nói tránh
– Nói giảm nói tránh có tác dụng để biểu đạt một cách tế nhị.
– Để giảm bớt nỗi đau và sự mất mát và để thể hiện sự tôn trọng.
- Ví dụ: “Người lính này đã chết khi làm nhiệm vụ.” Cách nói giảm nói tránh là “người lính này đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.” Dùng từ “hy sinh” thay cho từ “chết” thể hiện sự trang trọng hơn.
Nói quá
– Nói quá là thủ pháp tu từ phóng đại tính chất của sự vật, sự việc.
– Tác dụng: gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Ví dụ: Bạn Minh khỏe như voi.
Phép đối
– Phép đối là thủ pháp sử dụng những từ ngữ tương phản, trái ngược nhau về nghĩa.
Xem thêm : Vết bầm tím bao lâu thì hết? Cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất.
– Tác dụng làm nổi bật chủ thể cần bàn đến, tao nhịp điệu, nhấn mạnh.
- Ví dụ: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao.
Sử dụng các biện pháp tu từ
Điệp ngữ
– Điệp ngữ là thủ pháp nghệ thuật sử dụng lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ ngữ.
– Tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý nghĩa và tăng sức gợi cảm.
- Ví dụ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu hỏi tu từ
– Câu hỏi tu từ là thủ pháp nghệ thuật trong đó câu hỏi được đặt ra như một câu trần thuật không với mục đích tìm câu trả lời.
– Tác dụng thể hiện cảm xúc.
- Ví dụ: Bây giờ Mận mới hỏi Đào / Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ?
Liệt kê
– Liệt kê là biện pháp nghệ thuật đưa ra hàng loạt cụm từ trong cùng một trường ý nghĩa.
– Tác dụng biểu đạt cụ thể, toàn diện các khía cạnh của vấn đề.
- Ví dụ: Nhà em có rất nhiều loài hoa nào là hoa cúc, hoa ly, hoa đào.
3. Sơ đồ tư duy của các biện pháp tu từ thường gặp
Mẫu sơ đồ tư duy các biện pháp tu từ phổ biến thường gặp
Và đó là những biện pháp tu từ phổ biến thường được sử dụng trong văn học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của studytienganh!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp