Cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất, hiệu quả nhất là thu hẹp mức độ tổn thương và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất.
1 Cách sơ cứu vết bầm tím
Khi ai đó đánh bạn hoặc bạn va phải thứ gì đó cứng, các mạch máu nhỏ dưới da có thể vỡ ra, máu rỉ ra ngoài và tạo thành vết bầm tím. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà vết bầm tím có thể tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần.
Bạn đang xem: Vết bầm tím bao lâu thì hết? Cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất.
Ban đầu, vết bầm mới thường có màu hơi đỏ. Sau đó sẽ chuyển sang màu xanh lam hoặc tím sẫm trong vòng vài giờ và sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh lục sau vài ngày đến 2 tuần trước khi lành hẳn.
Để giảm bầm tím và đau nhức ngay lúc đó, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật đơn giản sau đây:
- Nâng cao bộ phận bị bầm tím: Nếu vết bầm xuất hiện ở tay hoặc chân, hãy cố gắng nâng bộ phận bị bầm tím cao hơn tim, nếu có thể.
- Chườm đá lạnh lên vùng bị tổn thương. Nên dùng túi chườm, hoặc bọc đá vào trong một chiếc khăn mỏng và chườm trong vòng 20 – 30 phút.
- Nếu vùng bị bầm tím bị sưng tấy, hãy quấn băng đàn hồi xung quanh nhưng không quá chặt.
- Cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần.
2 Cách làm tan vết máu bầm, giảm sưng
Vết bầm có thể kèm theo đau nhức và sưng trong vài ngày đầu sau khi bạn bị thương. Khi đó, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây để giảm bầm tím và giảm sưng:
2.1 Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh lên vết bầm ngay sau khi bị thương là cách để các mạch máu co lại và giảm sự rỉ máu. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh có thể khiến máu ở khu vực đó chảy chậm hơn và giảm kích thước vết bầm tím.
Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc bọc đá vào một chiếc khăn mềm để chườm lên vết thương. Chú ý là không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên vết bầm tím và không nên chườm quá lâu. Mỗi lần nên chườm lạnh tối đa là 10 phút và có thể chườm đá nhiều lần trong ngày.
2.2 Chườm ấm
Nhiệt độ làm tăng lưu lượng máu đến nơi tổn thương giúp nhanh chóng phục hồi và làm mờ vết bầm tím. Tuy nhiên, chườm nóng nên được thực hiện sau 48 giờ từ khi vết bầm xuất hiện. Không nên chườm nóng ngay sau khi chấn thương.
Bạn có thể chườm nóng bằng cách sử dụng túi chườm, miếng đệm sưởi, gạc ấm hoặc ngâm mình trong nước nóng. Chườm ấm là cách hiệu quả để giảm đau và thả lỏng cơ bắp. Tuy nhiên, không nên chườm ấm quá lâu để tránh làm tổn thương da.
2.3 Dùng nha đam
Xem thêm : Trẻ 11 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
Nha đam, hay còn gọi là Lô Hội, có nhiều công dụng hiệu quả với da. Loại cây này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và enzyme giúp làm dịu và giữ ẩm cho da. Vì thế, nó được ứng dụng để làm giảm nhiều tình trạng tổn thương trên da, bao gồm cả vết bầm tím.
Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt. Sau đó đắp lên vùng da bị sưng hoặc thâm tím. Sau vài ngày, vết thâm bầm sẽ nhanh chóng mờ đi.
2.4 Dùng giấm táo
Giấm táo thường được sử dụng như một cách làm tan máu tụ dưới da hiệu quả. Loại gia vị này có khả năng làm giảm vết sưng phù, làm mờ vết máu bầm và chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
Để đánh tan vết bầm tím, bạn nên cắt vài lát hành khô, trộn cùng với giấm táo và thoa lên vùng da bị thương. Nếu không có hành khô bạn có thể thay thế bằng lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên lưu ý là không thoa hỗn hợp này lên vết thương hở.
2.5 Bổ sung vitamin C
Vitamin C được biết đến là có khả năng hỗ trợ sản xuất Collagen xung quanh các mạch máu trên da. Từ đó giúp thu hẹp vết máu bầm. Ngoài ra, vitamin C giúp cơ thể hấp thu Sắt tốt hơn. Nếu bị thiếu máu hoặc thiếu sắt thì vết bầm tím có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Để bổ sung thêm vitamin C bạn có thể ăn thêm các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, ổi, kiwi, rau xanh,… hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C. Cung cấp đủ 500mg vitamin C mỗi ngày là đủ để vết máu bầm nhanh chóng biến mất.
3 Cách làm tan vết bầm tím ở mắt nhanh nhất
3.1 Cây kim sa
Cây kim sa, hay còn gọi là hoa cúc núi, là nhóm thực vật có hoa lâu năm thuộc họ hoa cúc. Cây kim sa có công dụng hiệu quả trong việc làm tan vết máu bầm, giảm sưng, nhất là ở vùng mắt
Bài thuốc dân gian sử dụng kim sa để giảm thâm tím ở vùng mắt là: Cây kim sa đem rửa sạch, giã nguyễn sau đó đắp lên vùng mắt bị bầm trong vòng 30 phút. Một ngày đắp như vậy khoảng 3-4 lần là vết máu bầm sẽ nhanh chóng mờ đi.
3.2 Dùng dứa và đu đủ
Để làm tan vết máu tụ ở vùng mí mắt, bạn có thể sử dụng dứa và đu đủ. Đây là 2 loại quả rất giàu Bromelain. [1] Đây là một loại enzyme có khả năng chống phù nề, chống viêm, làm tan máu bầm bằng cách phá vỡ các protein liên kết gây tụ máu ở vùng mắt
Xem thêm : Nhà vệ sinh có mùi hôi – chuyện phiền toái muôn thuở và 24 cách xử lý
Để làm giảm thâm tím nhanh chóng, bạn nên ăn hoặc uống nước ép của 2 loại quả này nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt chúng thành từng lát mỏng và đắp vào vùng da bị tụ máu. Kiên trì thực hiện sau vài ngày là vết thâm bầm sẽ mờ đi rõ rệt.
4 Cách làm tan vết sưng trên mặt
4.1 Sử dụng trứng gà luộc
Trong trường hợp mặt bị bầm tím kèm theo sưng thì trứng gà luộc là một giải pháp phù hợp. Trên bề mặt của lòng trắng trứng thường có các lỗ li ti dẫn vào lòng vàng ở bên trong. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều dưỡng chất, bao gồm Vitamin A, vitamin K và protein. Các dưỡng chất này có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo mô trong quá trình làm lành vết thương.
Trứng gà sau khi luộc xong vẫn còn ấm nên bóc vỏ và lăn xung quanh vết sưng khoảng 30 phút hoặc đến khi trứng nguội hẳn. Lăn như vậy 3-4 lần thì vết sưng và bầm tím sẽ giảm rõ rệt.
4.2 Bổ sung kẽm
Kẽm có tác dụng làm săn se nên giúp giảm sưng phù rất tốt. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương mau lành hơn. Để giảm sưng và giảm thâm tím nhanh chóng, nên bổ sung đủ 50 – 100mg kẽm mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn hàng ngày như thịt đỏ, trứng, đậu và các loại hạt. Hoặc có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm.
4.3 Uống trà gừng
Gừng là một loại thảo dược có công dụng chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Nên có thể sử dụng gừng để giảm viêm, giảm sưng phù ở vùng da bị tổn thương.
Bạn có thể tự làm một ly trà gừng ấm để làm giảm vết sưng ở mặt. Cách làm trà gừng cũng rất đơn giản. Củ gừng sau khi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng thì bạn đem đun với nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bỏ lát gừng và uống phần nước khi còn ấm.
Một ngày bạn uống 1-2 ly trà gừng là tình trạng sưng bầm ở mặt sẽ giảm đi rõ rệt.
5 Vết bầm tím bao lâu thì hết?
Thông thường vết bầm tím có thể mất khoảng vài ngày đến 2 tuần để biến mất. Tuy nhiên, thời gian chính xác để vết bầm tím hết hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ tổn thương: Vết bầm tím nhỏ hoặc nhẹ thường hồi phục nhanh hơn so với vết bầm tím lớn và nặng.
- Cơ địa cá nhân: Mỗi người có khả năng phục hồi và quá trình lành vết thương riêng biệt. Ở một số người vết bầm tím có thể tan nhanh chóng hơn.
- Chế độ chăm sóc và điều trị: Việc áp dụng các cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất ở trên có thể giúp tăng cường quá trình lành vết thương và giảm thời gian hồi phục.
Thời gian để một vết bầm tím nhỏ và nhẹ biến mất có thể là vài ngày nhưng vết bầm tím lớn và nặng có thể tồn tại trong nhiều tuần. Tuy nhiên, nếu vết bầm của bạn kéo dài quá lâu mà không hồi phục hoặc trở nên đau nhức, bạn nên đi khám bác sĩ.
Tài liệu tham khảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp