Hiện tượng đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh. Vậy Đảo ngữ là gì? Ví dụ về đảo ngữ trong tiếng Việt? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Đảo ngữ là gì?
– Đảo ngữ trong tiếng Việt là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.
Bạn đang xem: Đảo ngữ là gì? Ví dụ về đảo ngữ trong tiếng Việt
– Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ.
Ví dụ về đảo ngữ trong Tiếng Việt
Ví dụ : Trật tự thông thường:
Mái tóc người cha bạc phơ.
Trật tự đảo :
Bạc phơ mái tóc người cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
Xem thêm : Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức phạt khi đi ngược chiều
(Tố Hữu)
– Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ : nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói. Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn thể hiện sắc thái biểu cảm :
– Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Xem thêm : Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức phạt khi đi ngược chiều
(Tố Hữu)
Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan)
Xem thêm : TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời.
– Hình thức đảo ngữ khá phong phú. Có thể chia thành hai loại : đảo các thành phần trong câu và đảo các thành tố trong cụm từ.
Câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi. Nghệ thuật đảo ngữ trong câu: Trong hai câu thơ, các cụm từ “lao xao”, “dắng dỏi” được đưa lên đầu câu .Cách đưa vị ngữ lên đầu câu này có tác dụng làm nổi bật ấn tượng về âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, từ đó hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
Từ láy “ lao xao” kết hợp với đảo ngữ lên đầu câu thơ đã khắc hoạ sự đông vui, tấp nập, nhộn nhịp của buổi chợ nơi làng chài xa xa vọng lại. Đó là hình ảnh cuộc sống ấm hạnh phúc. Phải chăng đây chính là cuộc sống mà Nguyễn Trãi vẫn thường yêu mến, tự hào.
Biện pháp đảo ngữ “dắng dỏi” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “cầm ve” đã xua tan đi không khí tĩnh mịch của buổi chiều quê. Thời gian được xác định câu thơ là lúc “tịch dương”- lúc mặt trời lặn nhưng các hoạt động của con người vẫn chưa kết thúc, chưa chịu xế chiều mà vẫn có cái gì đó thôi thúc, căng tràn sự sống.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đảo ngữ là gì? Ví dụ về đảo ngữ trong tiếng Việt. Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp