Trong trường hợp muốn diễn đạt hàng loạt các sự vật, sự việc, hiện tượng, bạn sẽ chọn phương pháp diễn đạt nào. Cách chọn phương pháp diễn đạt ảnh hưởng đến hiệu quả truyền tải ý muốn nói. Để diễn đạt các vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đủ ý chúng ta không thể bỏ qua phép liệt kê. Vậy phép liệt kê là gì? Tác dụng phép liệt kê như thế nào?
Định nghĩa phép liệt kê?
Liệt kê là biện pháp được sử dụng vô cùng thông dụng trong giao tiếp hằng ngày đến các tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học và nhiều loại văn bản khác. Phép liệt kê được hiểu là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ và cụm từ cùng loại để diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau của thực tế hoặc việc thể hiện tư tưởng, tình cảm.
Bạn đang xem: Phép liệt kê là gì? Tác dụng phép liệt kê
Ví dụ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân và non sông, đất nước ta.
Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng phép liệt kê để nói lên ông lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước Việt Nam. Các từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông, đất nước ta được liệt kê tăng hiệu quả biểu cảm đồng thời ngắn gọn, súc tích, thu hút người đọc.
Từ định nghĩa phép liệt kê là gì? chúng ta có thể suy ra tác dụng phép liệt kê đối với việc diễn đạt trong giao tiếp và các hoạt động khác.
Tác dụng phép liệt kê
Qua tìm hiểu về định nghĩa phép liệt kê, ta thấy phép liệt kê là một biện pháp tu từ. Phép liệt kê được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu. Với tính ưu việt đó, phép liệt kê đòi hỏi người viết, người nói hạn chế việc kể lể dài dòng, rườm ra, trùng lặp.
Ví dụ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).
Trong đoạn văn trên, ta thấy được tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kể tên hàng loạt các từ có cấu tạo chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
Việc kể tên hàng loạt các đồ vật trên, giúp cho câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe. Hơn hết, với việc liệt kê hàng loạt cho người đọc, người nghe có thể thấy được sự giàu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu. Như vậy, cho thấy tác dụng phép liệt kê đối với việc diễn đạt câu.
Phân loại phép liệt kê
Trong ngôn ngữ, phép liệt kê được biểu hiện vô cùng đa dạng, phong phú. Nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng, phép liệt kê được phân loại trên cơ sở các tiêu chí khác nhau.
Dựa vào cấu tạo, phép liệt kê được chia thành hai loại, đó là:
– Liệt kê theo cặp:
Xem thêm : Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn đồ lạnh?
Liệt kê theo cặp là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và, …
Ví dụ: Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà ít nói, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ.
(Nguyễn Đình Thi)
– Liệt kê không theo cặp:
Liệt kê không theo cặp là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng.
Ví dụ: Gia đình Hoa có 6 thành viên gồm: ông, bà, cha, mẹ, chị gái và Hoa.
Dựa vào ý nghĩa, phép liệt kê được chia thành hai loại, bao gồm:
– Liệt kê tăng tiến:
Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê theo một trình tự quy luật nhất định. Chẳng hạn như liệt kê từ thấp đến cao, gần đến xa, nhỏ tới lớn.
Ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
– Liệt kê không tăng tiến:
Liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần có mối quan hệ bình đẳng. Khi đảo vị trí các thành phần không ảnh hưởng đến nội dung truyền tải.
Ví dụ:
Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa sơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mà mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai cắt hoa.
Các dạng bài tập thông dụng
Xem thêm : Biển số xe 48 là của tỉnh nào?
Phép liệt kê là gì? Tác dụng phép liệt kê là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 7. Nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn ngữ văn, mời phụ huynh và các em học sinh tham khảo dạng bài tập dưới đây.
Bài tập 1: Sử dụng phép liệt kê để đạt câu miêu tả cảnh sinh hoạt trên sân trường trong giờ ra chơi.
Trả lời:
Sân trường giờ ra chơi, các bạn chơi các trò chơi rất nhộn nhịp như đá cầu, nhảy dây, bắn bi,….
Bài tập 2: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)
Trong đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê trong câu sau:
“ Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Phép liệt kê được sử dụng để nhấn mạnh sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Qua những nội dung trên, bạn đọc đã nắm được phép liệt kê là gì? Tác dụng phép liệt kê. Mong rằng, các thông tin kể trên sẽ giúp cho các em học sinh học tập tốt môn Ngữ văn 7. Đồng thời, giúp cho các bạn vận dụng linh hoạt để đem lại hiệu quả diễn đạt cao.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp