Biện pháp nghệ thuật là cách gọi chung của những nguyên tắc thi pháp được sử dụng trong tổ chức một phát ngôn nghệ thuật. Chúng có thể là nguyên tắc xây dựng cốt truyện, nguyên tắc phong cách hành văn, quy tắc phân chia thể loại, thể thức câu thơ,…
Biện pháp nghệ thuật là gì? Trong văn học nói chung, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhằm mục đích tạo nên sự phong phú và đa dạng cho câu văn. Một câu văn thông thường, nhờ vào các biện pháp nghệ thuật có thể được viết thành nhiều câu văn mang ý nghĩa giống nhau nhưng cách hành văn và sự tượng hình lại khác nhau. Do đó biện pháp nghệ thuật có vai trò trong việc biến những câu văn khô khan trở nên phong phú, gợi hình khiến người đọc người nghe dễ cảm nhận hơn.
Bạn đang xem: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
Áp dụng biện pháp nghệ thuật vào văn học góp phần tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc biệt trong các tác phẩm. Bên cạnh đó, khi tạo nên một tác phẩm văn học, người ta có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật với những mục đích khác nhau. Vì vậy không hề có sự gò bó và giới hạn nào khi sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Một tác phẩm có thể được dùng nhiều biện pháp nghệ thuật, tùy vào chủ đích và sự sáng tạo của người viết, các biện pháp nghệ thuật sẽ là cầu nối để biến những ý tưởng nghệ thuật của tác giả thành những câu văn đem lại giá trị cho người đọc.
Hiện nay có 9 biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến và được đưa vào chương trình giảng dạy. Các biện pháp gồm có: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp từ, chơi chữ, liệt kê. Mỗi biện pháp nghệ thuật sẽ có cách dùng và mang những mục đích khác nhau. Do đó việc sử dụng chúng cần phải phụ thuộc vào ý tưởng và mục đích mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.
Các biện pháp nghệ thuật trong văn học
Biện pháp so sánh
So sánh là biện pháp tu từ được dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác nhằm tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm cho những sự vật, hiện tượng được so sánh. Trong văn miêu tả, khi nói đến các sự vật, hiện tượng mang tính tượng hình người ta thường sử dụng phép so sánh để người đọc dễ liên tưởng và hình dung hơn. Đồng thời nghệ thuật so sánh còn giúp cho câu văn trở nên sinh động, tạo sự hứng thú cho người đọc.
Biện pháp nhân hóa
Phép nhân hóa được hiểu là cách sử dụng những từ ngữ miêu tả sinh động về tính cách, hành động, suy nghĩ của con người cho các đồ vật, con vật hoặc sự kiện, hiện tượng. Bạn có thể sử dụng 3 cách nhân hóa phổ biến sau:
- Dùng từ ngữ chỉ hành động của người để chỉ hành động của con vật.
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
- Xưng hô, trò chuyện với vật như đối với người.
Sử dụng biện pháp nhân hóa giúp cho các sự vật, con vật, hiện tượng trở nên gần gũi hơn với chúng ta. Đồng thời thông qua phép nhân hóa, các sự vật hiện tượng tưởng chừng như vô tri, vô giác lại trở nên sống động và tăng sức gợi hình. Từ đó tác giả có thể diễn tả được trọn vẹn cảm xúc của những sự vật, hiện tượng đó trong tác phẩm của mình.
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
Xem thêm : Mẹ và bé
Ẩn dụ là phép nghệ thuật gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có tính tương đồng. Phép ẩn dụ sẽ tạo nên sắc thái cảm xúc cho câu văn, giúp chúng trở nên đặc biệt và dễ cảm nhận hơn.
Hiện nay có 4 kiểu ẩn dụ được dùng trong văn học:
- Ẩn dụ hình thức: Là hình thức giấu đi một phần ý nghĩa. Cách ẩn dụ này sẽ được sử dụng dựa vào các điểm tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng.
- Ẩn dụ cách thức: Là phương pháp ẩn dụ gọi hiện tượng A bằng một hiện tượng B tương tự.
- Ẩn dụ phẩm chất: Là lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. Để sử dụng được phép ẩn dụ này, hai sự vật, hiện tượng phải có sự tương đồng về mặt phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với nhiều loại giác quan khác. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có thể hiểu đơn giản là một sự vật tuy được cảm nhận bằng giác quan khác nhưng lại miêu tả bằng giác quan khác.
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, sự việc hiện tượng hay khái niệm này bằng sự vật, sự việc, hiện tượng hay khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nhau. Biện pháp nghệ thuật này sẽ tạo nên sự phong phú trong cách hành văn, tạo nét độc đáo và điểm nhấn cho câu văn.
Các kiểu hoán dụ thường gặp đó là: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể, sử dụng vật chứa đựng để nói về vật được chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Biện pháp nói quá
Nói quá là cách nói phóng đại về mức độ, quy mô hay tính chất của sự vật, hiện tượng so với bản chất ban đầu của chúng. Phép nói quá mang giá trị nghệ thuật là gì? Sử dụng biện pháp nói quá trong câu có thể tạo ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm và sự thu hút khiến người đọc cảm thấy hứng thú.
Biện pháp nói giảm nói tránh
Trái với nói quá là biện pháp nói giảm nói tránh. Đây là phép tu từ sử dụng những từ ngữ, lời lẽ nhẹ nhàng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá ghê sợ, đau buồn, nặng nề; tránh sự thô tục và thiếu lịch sự khi giao tiếp. Biện pháp này được ứng dụng rất nhiều cả trong văn học và đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong các trường hợp như thông báo tin buồn, bàn luận về những câu chuyện tế nhị,…
Nghệ thuật điệp từ
Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh cho câu văn. Tác dụng của biện pháp này là để nhấn mạnh ý nghĩa, mức độ và cảm xúc biểu đạt của nội dung mà người viết muốn truyền tải đến người đọc.
Nghệ thuật chơi chữ
Phép chơi chữ chính là sử dụng các từ đa nghĩa, đồng âm, nói lái,… trong ngôn ngữ để tạo nên một câu văn mang ý nghĩa cụ thể như nói bóng gió, châm biếm, gây hài. Phép chơi chữ được dùng nhiều trong thơ, ca dao, và các câu đối.
Xem thêm : Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng, 5 nghìn đồng một ngày 1 triệu có bị phạm tội?
Sử dụng phép chơi chữ phải biết cách vận dụng sự phong phú của tiếng Việt, văn cảnh, ngữ cảnh, ngữ âm, ngữ nghĩa một cách khéo léo và tinh tế. Khi kết hợp lại chúng sẽ mang đến những sự liên tưởng bất ngờ, thú vị mà nhiều chúng ta không nghĩ tới, tạo nên sự hứng thú và hài hước cho người đọc.
Biện pháp liệt kê
Biện pháp liệt kê được sử dụng khi cần kể lại những sự vật, sự việc liên quan trong một đoạn văn. Phép liệt kê giúp cho người đọc nắm bắt được thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời giúp cho câu văn đầy đủ ý hơn.
Một số vấn đề liên quan đến nghệ thuật trong văn học
Hình tượng nghệ thuật là gì?
Hình tượng nghệ thuật không chỉ là sự sao chép đơn giản từ đời sống mà còn có khả năng biểu hiện những ý nghĩ chủ quan của con người; hình tượng không chỉ khêu gợi sự tưởng tượng sáng tạo mà còn mở rộng khả năng tự cảm nhận của con người về thế giới và chiều sâu của cuộc sống.
Hình tượng nghệ thuật là gì? Hình tượng được biết đến là hình thức đặc thù của tư duy nghệ thuật, chúng có thể phản ánh hiện thực trong tính toàn vẹn, cảm tính, sinh động, cụ thể theo quy luật của cái đẹp.
Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật cũng là cơ cấu hài hoà của những yếu tố bao gồm cả chủ quan và khách quan, cảm tính và lý tính, cá biệt và phổ biến, cụ thể và khái quát. Hình tượng nghệ thuật được trình bày thông qua cái khách quan, cái cảm tính, cụ thể, cá biệt để con người có thể cảm nhận được cái chủ quan, cái lý tính, cái khái quát, cái phổ biến.
Văn học nghệ thuật là gì?
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt tinh tế và vô cùng quan trọng của văn hoá. Nó là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội cũng như sự phát triển toàn diện của con người.
Văn học nghệ thuật là gì? Chúng là tinh hoa của văn hóa thẩm mỹ. Các tác phẩm văn học nghệ thuật chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vì vậy chúng chính là quá trình khách thể hóa những nhận thức chủ quan của văn nghệ sỹ. Giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật có ảnh hưởng tới nhận thức về lối sống, đồng thời là sự miêu tả, phản ánh một cách thực tế về cuộc sống dưới góc nhìn của văn nghệ sỹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp