Biện pháp tu từ là một hình thức nghệ thuật độc đáo trong văn viết cũng như văn nói mà chúng ta thường xuyên gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy có những biện pháp tu từ nào và những tác dụng của biện pháp tu từ đó đem lại? Bài viết dưới đây của studytienganh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên.
1. Biện pháp tu từ là gì
Biện pháp tu từ hay còn có cách gọi khác là biện pháp nghệ thuật. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản.
Bạn đang xem: Những tác dụng của biện pháp tu từ và ví dụ
Được sử dụng tùy theo những ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm
Một số biện pháp tu từ chúng ta thường sử dụng như biện pháp nhân hóa, biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh,…
2. Những tác dụng của biện pháp tu từ
Những tác dụng mà biện pháp tu từ mang lại
Tuy chỉ thêm một chút biện pháp tu từ thôi cũng có thể khiến cho lời nói hoặc bài văn bạn viết có hồn hơn. Và nếu bạn càng áp dụng những biện pháp tu từ một cách tinh tế và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe/ xem với cách diễn đạt của bạn. Và cụ thể tác dụng của biện pháp tu từ được liệt kê như sau:
– Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho con người và cảnh vật thiên nhiên. Nhằm tạo được sự cuốn hút đối với người đọc, người nghe.
– Thể hiện được sự đa dạng, độc đáo về từ vựng cũng như ngữ pháp trong tiếng Việt.
– Giúp người đọc, nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng độc đáo cho người đọc, nghe.
– Biện pháp tu từ có thể giúp tác giả thể hiện trọn vẹn tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng.
Đặc biệt, trong các tác phẩm văn học, tác dụng của biện pháp tu từ là để tăng tính nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm.
3. Một số biện pháp tu từ và ví dụ về biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ và ví dụ minh họa cụ thể
Xem thêm : Thời điểm giao kết hợp đồng & thời điểm có hiệu lực giống nhau không?
Dưới đây là các biện pháp tu từ cụ thể, tác dụng của biện pháp tù từ và ví dụ.
So sánh
Biện pháp tu từ so sánh và hiệu quả
Khái niệm: So sánh là biện pháp tu từ đối chiếu sự vật, sự việc này với một sự vật, sự việc khác có nét tương đồng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc đến.
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được nhắc tới làm cho câu văn trở nên sinh động, gây hứng thú với người đọc.
- Ví dụ: Bạn Hà rất giống bạn Hồng, khuôn mặt tròn, dáng người mũm mĩm trông rất đáng yêu.
Nhân hóa
Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng các hoạt động, tính cách, suy nghĩ,…vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối,…
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Làm cho sự vật được miêu tả trở nên gần gũi và sinh động hơn.
- Ví dụ: Những chú chim sơn ca trò chuyện ríu rít, ca múa nhạc tưng bừng trên cành cây.
Nói quá
Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng như thế nào?
Khái niệm: là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng có thật trong thực tế.
Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá: Nhằm nhấn mạnh hiện tượng, sự vật được miêu tả, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người đọc, người nghe.
- Ví dụ: Cô gái ấy mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Xem thêm : Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 loại ngôn ngữ phổ biến, dễ học nhất
Nói giảm nói tránh
Khái niệm: là biện pháp tu từ sử dụng cách diễn đạt ý nghĩa tế nhị và uyển chuyển hơn.
Tác dụng: tránh gây cảm giác quá đau buồn, tránh thô tục, mất lịch sự.
- Ví dụ: Anh ấy sẽ không trở về nữa, mãi mãi nằm lại trên chiến trường.
- Cụm từ “mãi mãi nằm lại” nói giảm nói tránh cho việc người chiến sĩ đã chết trên chiến trường
Liệt kê
Khái niệm: Là sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn, diễn tả nhiều khía cạnh khác nhau của tư tưởng, tình cảm.
Tác dụng: Liệt kê giúp diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người nghe, người đọc.
- Ví dụ: Khu vườn nhà em có rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa hồng và hoa ly.
Điệp từ, điệp ngữ
Khái niệm: là một biện pháp tu từ trong văn học lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định,…
Tác dụng: nhằm làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
- Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
Ẩn dụ
Khái niệm: Gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, mang tính hàm súc, cô đọng, gợi những sự liên tưởng sâu sắc.
- Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
- Trong câu trên, có thể hiểu hình ảnh thuyền chính là hình ảnh ẩn dụ cho người đàn ông luôn di chuyển nhiều nơi, còn bến thuyền chính là người phụ nữ.
Bài viết trên là tất cả những thông tin về biện pháp tu từ và những tác dụng của biện pháp tu từ mà studytienganh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể nắm rõ về biện pháp tu từ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc việc học tập và thi cử của bạn luôn suôn sẻ!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp