Tác dụng của dấu gạch ngang lớp 3, 4 – Dấu gạch ngang là gì?

Bạn có biết tác dụng của dấu gạch ngang và cách sử dụng như thế nào cho đúng trong tiếng việt lớp 3,4. Hãy cùng tìm hiểu dấu gạch ngang là gì? Có đầy đủ ví dụ minh họa trong bài viết hôm nay của chúng tôi nhé!

dau-gach-ngang

Dấu gạch ngang là gì?

Dấu gạch ngang được kí hiệu (-), đây là một dấu câu của Tiếng Việt. Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể.

Dấu gạch ngang có chiều cao trên đường cơ sở khác biệt so với dấu gạch nối và dấu trừ về chiều dài, làm cho nó trở thành một biểu tượng độc đáo và dễ phân biệt. Điều này làm cho dấu gạch ngang trở thành một công cụ quan trọng trong việc hiển thị thông tin một cách chính xác và thẩm mỹ trong văn bản.

tac-dung-cua-dau-gach-ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

Dấu gạch ngang có vai trò quan trọng nó đóng trong việc truyền tải thông tin một cách chính xác và hiệu quả, chúng ta thường thấy tác dụng của dấu gạch ngang như sau:

  • Dấu gạch ngang đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).
  • Dấu gạch ngang đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.
  • Dấu gạch ngang đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.
  • Dấu gạch ngang để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ…

Như vậy khi được áp dụng một cách đúng đắn, dấu gạch ngang không chỉ mang lại sự rõ ràng cho văn bản mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ. Điều này giúp tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của ngữ liệu, làm cho nội dung trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn đối với độc giả. Vì vậy, việc hiểu và sử dụng dấu gạch ngang một cách chính xác là một kỹ năng quan trọng trong viết lách và biên tập văn bản.

Bài viết trước: Công dụng của dấu hai chấm

Ví dụ sử dụng dấu gạch ngang trong tiếng việt lớp 4.

1. Dấu gạch ngang được dùng để chú thích

Ví dụ:

Đẹp quá đi, mùa Xuân ơi – Mùa Xuân của Hà Nội thân yêu ( Vũ Bằng )

Dấu gạch ngang khi này đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

2. Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật

Ví dụ:

– Chị đang làm gì thế ?

– Chị đang nấu cơm

Dấu gạch ngang khi đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

3. Dấu gạch ngang dùng để liệt kê

Ví dụ:

– Khái niệm dấu gạch ngang, dấu gạch nối

– Phân biệt dấu gạch ngang, dấu gạch nối

-Cách nhận biết dấu gạch ngang, dấu gạch nối

4. Dấu gạch ngang để nối các từ

Ví dụ:

Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào

Lúc này dấu gạch ngang đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.

Hi vọng sau bài viết hôm nay của chúng tôi các em đã nắm được dấu gạch ngang là gì? Tác dụng của dấu gạch ngang có ví dụ đầy đủ cho các bạn dễ hiểu.