Có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ?

Video tác dụng của lá đinh lăng tươi

Đinh lăng được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” bởi vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.

Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số tác dụng chữa bệnh của đinh lăng phải kể đến như là:

  • Chữa lành vết thương: Với các vết thương ở ngoài da bị chảy máu thì bạn có thể lấy một ít lá đinh lăng rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và nhanh lành vết thương.
  • Lợi sữa: Lá đinh lăng được biết đến là một bài thuốc cực hay giúp lợi sữa cho sản phụ và giảm tình trạng căng tức sữa. Các sản phụ có thể lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch và đun sôi rồi lấy nước uống khi còn ấm, lưu ý là không nên uống lạnh. Ngoài ra, các mẹ bỉm cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng và hãm với nước sôi như nước chè uống hàng ngày để giúp lợi sữa.
  • Chữa bệnh tiêu hóa: Lá đinh lăng sắc nước uống cũng có thể giúp chữa các bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Một số người còn sử dụng lá đinh lăng để chữa bệnh trĩ.
  • Bệnh thận: Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị bệnh thận, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Những người bị mắc bệnh thận có thể uống nước ép lá đinh lăng để giúp thanh lọc thận hiệu quả.
  • Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi trộm thì mẹ có thể dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm sẽ giúp cải thiện chứng mồ hôi trộm ở trẻ sau một thời gian.
  • Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau và khi lá khô thì thay lá mới, đắp liên tục như vậy sẽ giúp cho vết sưng đau nhanh chóng dịu đi.
  • Chữa mất ngủ: Ngoài những tác dụng trên thì lá đinh lăng còn được biết đến là một dược liệu có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt và hiệu quả.