Mật ong bạc hà Hà Giang được biết đến là loại đặc sản quý chỉ có tại vùng cao nguyên núi đá Hà Giang. Nghề nuôi mật ong bạc hà Hà Giang trước đây chưa xuất hiện tại cao nguyên đá. Sau này, khi các đồng bào người H’mông, Dao, Tày… nhận thấy mật ong từ hoa bạc hà nở rất thơm ngon thì họ bắt đầu tìm cách khai thác những tổ ong tự nhiên. Từ đó, nghề nuôi mật ong bạc hà Hà Giang ra đời. Nhiều gia đình ở Hà Giang đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật.
Công dụng của mật ong bạc hà
Bạn đang xem: Mật ong Bạc Hà nơi cao nguyên đá Hà Giang
Mật ong bạc hà giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sinh lực, có tác dụng tốt với các bệnh viêm họng, hô hấp, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, đại tràng, suy nhược cơ thể …
Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, người bệnh, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai và sau khi sinh nở.
Việc dùng mật ong bạc hà hàng ngày còn giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt hiệu quả trong việc chữa ho, viêm họng cho trẻ em.
Mật ong bạc hà có tác dụng giảm béo bằng cách dùng trước bữa ăn chính 30 phút, kết hợp giảm tinh bột, luyện tập thể dục đều đặn.
Bên cạnh đó, mật ong bạc hà cũng tác dụng cực kì tốt cho sắc đẹp của chị em. Trộn mật ong với lòng đỏ trứng gà rồi đắp lên mặt 15 phút sau đó rửa mặt bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Kinh nghiệm chọn mật ong bạc hà chuẩn
- Mật ong có màu vàng chanh, ánh xanh
- Trong lòng của mật ong, phải có các bọt sủi lăm tăm lên
- Khối lượng riêng của mật ong khoảng 1.33kg/lit – 1.40kg/lit
- Mật ong có mùi thơm nhẹ, không phải sặc mùi bạc hà của cây bạc hà hoặc kẹo bạc hà
- Mật ong có vị ngọt thanh mát, không khé và không tê mát lưỡi
- Mật ong ngon nhất là vòng quay thứ 2, 3 và 4: khi đó hoa bạc hà nở rộ nhất, khí hậu thuận lợi nhất
- Nếu thời tiết mùa đông quá lạnh, thì mật ong phải kết tinh như mỡ, các tinh thể này có thể nổi lơ lửng kết tảng trong chai mật. Khi tới mùa nóng, nó sẽ dần tan ra, “đường” kết tinh này khi cho vào miệng sẽ có vị ngọt thanh mát và tan luôn sau đó.
- Khi mật ở mùa hè, khi mở không nên lắc chai mật tránh bị nổ.
Nguồn nguyên liệu chính
Xem thêm : Sau chuyển phôi có được tắm không? Lưu ý sau chuyển phôi
Tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá, cây bạc hà mọc quanh năm xen kẽ trong các hốc đá và ven rừng. Cây bạc hà thường nở rộ hoa từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch.
Bạc hà tại Cao nguyên đá Đồng Văn là cây cỏ dại, thân thảo, chi kinh giới Elsholtziae, họ hoa môi Lamiaceae và tên loài Elsholtzia cypriani (Pavol, Wu et Chow), tên tiếng Anh Elsholtzia grass, tên tiếng Việt Bạc hà dại. Thân cây tròn hoặc hơi vuông, cao 42 – 109 cm, đường kính gốc 0,5 – 1,2 cm.
Cây bụi phân cành, chủ yếu là cành cấp I (5-32 cành), có thể phân cành cấp II (23 – 160 cành) hoặc cấp III. Mỗi ngọn có một cụm hoa hình bông dài với tổng số bông từ 35 – 560. Bông ngọn dài nhất 6,81 ± 1,70 cm, bông cành cấp I dài 4,83 ± 1,42 cm. Lá mọc đối, phiến hình mũi mác, mép lá khía răng cưa không đều từ 8 – 16 răng. Phiến lá dài 6,03 ± 1,57 cm, rộng 1,85 ± 0,35 cm, cuống lá dài 10 mm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt.
Bạc hà mọc tự nhiên, tự nảy mầm từ tháng 7 và 8, ra hoa vào tháng 11, 12 và chết lụi vào tháng 12 – 1. Tại Cao nguyên đá Đồng Văn, có 2 loại bạc hà khác nhau: Loại hoa hình đuôi cáo và hoa bàn chải.
Mật ong tại Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc loại đa hoa. Trong mật ong bạc hà có các loại hạt phấn: Bạc Hà, Đơn Buốt, Hoa Ngũ sắc, Cỏ Lào và những hạt phấn chưa xác định được nguồn gốc thực vật.
Tinh túy từ đất trời
Mật ong hoa bạc hà được mọi người biết đến nhiều bởi vị đặc trưng, mật đặc quện, sánh óng. Đặc biệt nhất là hương thơm dìu dịu của hoa bạc hà. Khi uống cảm giác hơi có mùi bạc hà. Mùi mật không nồng mà còn có vị ngọt thanh chứ không ngọt gắt như các loại mật ong khác. Mật ong bạc hà đặc sánh, thơm ngon.
Hiện có nhiều loại mật ong gọi là bạc hà nhưng thực chất không phải vì tỷ lệ bạc hà thấp, có màu vàng nâu, khi đông đặc lại sẽ có màu trắng sữa. Trong khi đó, mật bạc hà nguyên chất khi đông đặc sẽ có màu vàng chanh ánh xanh. Hơn hết, mật ong bạc hà giữ nguyên màu sắc và vị của mật trong thời gian 1 năm khi bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng, mát. Dù không thể thơm như lúc mới quay, song mật ong vẫn giữ được mùi hương đặc trưng.
Xem thêm : Top những quốc gia đáng sống nhất thế giới năm 2023
Nâng tầm thương hiệu
Mật ong bạc hà Hà Giang hiện được phát triển tại 4 huyện Cao nguyên đá, gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với trên 43.700 đàn, gần 2.900 hộ nuôi ong, hơn 1.100 ha diện tích trồng cây Bạc Hà. Cùng với đó, tỉnh cũng có hàng chục doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến mật ong. Sản phẩm mật ong bạc hà được đánh giá chất lượng sản phẩm tốt, có giá trị dinh dưỡng cao.
Mật ong bạc hà nguyên chất chứa đến 82% Carbohydrate. Loại mật ong này còn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất như: vitamin: C, B2, B3, B5, B6, B9 và khoáng chất: Canxi, Sắt, Magie, Kẽm,… Đồng thời, có đặc tính chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống viêm vượt trội.
Năm 2013, thương hiệu “Mật ong Bạc Hà” của Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, mật ong bạc hà của Hà Giang không ngừng được mở rộng vùng sản xuất, nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Với giá bán bình quân hiện nay từ 750 đến 800 nghìn đồng/lít, có thời điểm tới 900 nghìn đồng/lít, nghề nuôi ong nội khai thác phấn hoa cây bạc hà đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo tiền đề đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá.
Chỉ dẫn địa lý giúp mật ong bạc hà Hà Giang được bảo hộ và thẩm định theo quy trình từ sản xuất thu hoạch, đóng chai và lưu thông đảm bảo khoa học. Việc được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý đã mở ra cơ hội cho loại mật ong này đủ sức cạnh tranh trên thị trường và góp phần để người dân mạnh dạn đầu tư vốn cho việc nuôi ong, tăng thu nhập đồng thời bảo tồn và phát triển được nguồn giống quý trong nông nghiệp.
Để gìn giữ thương hiệu và phát triển sản xuất mật ong Bạc Hà, về phía chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để người nuôi ong, doanh nghiệp nuôi ong được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển đàn ong mật. Từ hình thức nuôi quảng canh, tự phát thì nay bà con đã dần có ý thức nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình.
Ngoài việc khuyến khích phát triển để tăng đàn, các ngành chức năng còn tổ chức cho đội ngũ cán bộ khuyến nông đến tận thôn bản phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho người dân, hướng dẫn họ chuyển từ nuôi ong bằng đõ sang nuôi ong bằng thùng cầu, hướng dẫn cách lấy mật bằng cách quay cầu. Do vậy, chất lượng mật được nâng lên, đảm bảo nguyên chất, giữ được vị ngọt, thơm đặc trưng của mật ong bạc hà Hà Giang.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp