Cây mía có vị ngọt dịu, cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể và mang tới nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy ăn mía hấp trước khi mang thai có tác dụng gì? Mời mẹ đọc ngay bài viết sau để giải đáp nhanh vấn đề này.
Tác dụng tuyệt vời của cây mía với phụ nữ mang thai
Ăn mía mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thai kỳ
Thành phần của cây mía chiếm tới 70% đường, còn lại là chất đạm, vitamin, khoáng chất và khoảng 30 loại axit hữu cơ khác. Trước khi tìm hiểu ăn mía hấp trước khi mang thai có tác dụng gì, mẹ hãy xem những lợi ích mà mía mang lại cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
- Giảm ốm nghén: Trong thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tình trạng ốm nghén dễ xảy ra khiến mẹ mệt mỏi và suy nhược nhiều. Tuy nhiên, mẹ có thể ép nước mía hòa cùng chút gừng hoặc ăn từng khúc mía nhỏ sẽ thấy đỡ nghén hơn rất nhiều.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Ăn mía giúp cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, thành phần kali có trong cây mía cũng giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày.
- Giúp làm đẹp da, sạch răng miệng: Chất axit alpha hydroxy trong mía có khả năng chống lại tình trạng oxy hóa, ăn thường xuyên giúp làm giảm tình trạng mụn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, ăn mía cũng giúp làm sạch răng miệng, thông mát vòm họng.
- Chữa cảm cúm hiệu quả: Mẹ bầu ăn mía giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, phòng chống hiệu quả các bệnh do virus gây ra đặc biệt là cảm cúm. Khi bị sốt, mẹ cũng có thể uống nước mía hoặc ăn mía để giải cảm an toàn.
Ăn mía hấp trước khi mang thai có tác dụng gì?
Xem thêm : [TOP] 5 SỮA CHO TRẺ SƠ SINH TỪ 0-6 THÁNG TUỔI GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Mía hấp tốt cho mẹ đã từng bị lưu thai, sảy thai trước đó
Theo kinh nghiệm dân gian từ các bà, các mẹ đi trước, ăn mía hấp trước khi mang thai rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là với phụ nữ bị lưu thai, sảy thai trước đó. Mía không chỉ cung cấp nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà còn là món ngon thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Phụ nữ có tiền sử bị lưu thai nên ăn mía hấp trước và sau khi thụ thai khoảng 2 tuần để tăng cường đề kháng và cải thiện sức khỏe.
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng ăn mía hấp thực sự có tác dụng chữa lưu thai nhưng đây vẫn là món ăn được đông đảo mẹ bầu lựa chọn để nâng cao sức khỏe, an thai và đề phòng nguy cơ lưu thai xảy đến với mình.
Cách làm mía hấp an thai dành riêng cho mẹ bầu
Hấp mía đơn giản với nồi hấp
Cây mía rất phổ biến và dễ mua, giá thành lại rẻ. Để làm món mía hấp, mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu là mía và nồi hấp.
Xem thêm : Bà bầu ăn bòn bon có tốt không?
Cách làm:
- Róc vỏ sạch mía, tiện thành khúc ngắn khoảng 3cm. Loại bỏ phần gốc mía cứng và chỉ lấy phần thân mềm.
- Xếp mía từng khúc vào nồi hấp giống như khi đồ xôi.
- Cho nồi hấp lên bếp và đun nhỏ lửa trong 25-30 phút cho tới khi mía chín đều bên trong.
- Tắt bếp, để nguội là có thể dùng được.
Những lưu ý khi sử dụng mía hấp mẹ nên biết
Một số lưu ý khi ăn mía hấp trước khi mang thai mẹ cần biết để đạt được nhiệu quả như mong muốn:
- Tìm chọn cây mía có nguồn gốc rõ ràng, lựa chọn mía tươi để sử dụng.
- Khi chế biến mía hấp cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng mía đã hấp ngay trong ngày và có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Những mẹ bầu bị tiểu đường trước khi ăn mía hấp cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Không ăn quá nhiều món này mà chỉ nên ăn từ 20-30 miếng/ngày.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung các vi chất quan trọng cùng các vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé từ sắt và axit folic cho bà bầu, canxi, vitamin với viên uống, đồng thời tạo thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ, đi khám thai định kỳ.
Viên sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu chính hãng từ châu Âu
Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã trả lời được câu hỏi ăn mía hấp trước khi mang thai có tác dụng gì rồi. Thực hiện chế độ ngủ nghỉ đầy đủ, quan tâm đến hàm lượng bổ sung vi chất và các chú ý khi bổ sung sắt canxi: sắt nên uống sáng hay tối, sắt canxi uống cách nhau bao lâu, … sẽ giúp mẹ tăng khả năng hấp thu của cơ thể hiệu quả hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp