Tác dụng của tam thất là gì? Công dụng của tam thất đối với sức khỏe

Video tác dụng của tam that đối với phụ nữ

Cây tam thất đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt với phụ nữ như cầm máu, bảo vệ tim mạch,… Tìm hiểu thêm về tác dụng của tam thất ở bài viết sau.

Từ lâu, cây tam thất đã là một trong những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe. Với những kinh nghiệm từ xưa, ông cha ta đã phát hiện “thần dược” này và áp dụng vào trong cuộc sống. Và giờ đây tam thất trở thành một trong những thành phần không thể thiếu giúp tăng cường sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé!

1Thông tin về tam thất

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ nhân sâm. Đây là loài cây sống lâu năm và đặc tính với nhiều công dụng rất diệu kỳ. Tam thất là cây thảo sống ở những nơi có bóng râm và ẩm mát sẽ nhanh phát triển hơn.

Những vùng núi cao từ trên 1.500m là nơi lý tưởng để tam thất sinh trưởng và phát triển. Ở Việt Nam những vùng nổi tiếng với khí hậu và vị trí thuận lợi cho tam thất sinh trưởng như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Củ tam thất loại to

Củ tam thất loại to

Trong cây tam thất, bộ phận được sử dụng làm thuốc nhất là rễ. Rễ cây tam thất càng to càng có giá trị. Sau khi đào rễ cây tam thất về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sau đó phân ra các phần rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.

Có 2 loại tam thất chủ yếu là tam thất bắc và tam thất nam:

  • Tam thất bắc hay còn gọi là Kim bất hoán, Thổ sâm hay Sâm tam thất, cây Xuyên tam thất. Tam thất bắc có họ hàng với nhân sâm nên dù là cây sống lâu năm nhưng thân cây cao chỉ khoảng 40cm với 3-4 lá mọc vòng, đầu lá nhọn có viền răng cưa. Hoa tam thất bắc có màu lục vàng nhạt, quả thì hình cầu, màu đỏ khi chín.

Tam thất bắc và tam thất nam

  • Tam thất nam thì khác hẳn. Đây là cây thuộc họ nhà gừng còn được gọi là tam thất gừng, tam thất trắng, thổ tam thất. Cây này thì thường mọc ở ven sông bờ ao của các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,…

Tam thất nam thuộc họ gừng

Tham khảo: 20 thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung cho cơ thể

2Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

Tác dụng của tam thất bắc

Tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng và mang tính ôn với công dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe:

  • Tam thất bắc giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Giúp bổ máu, an thần, chống căng thẳng, mệt mỏi.
  • Chất noto ginsenosid trong tam thất bắc giúp bảo vệ tim hoạt động bình thường, tránh tình trạng rối loạn, xơ vữa động mạch, giãn mạch,…
  • Tâm thất bắc còn giúp cầm máu, tiêu máu, giảm đau,….

Tác dụng của tam thất bắc

  • Giảm sinh khối u, ức chế sự di căn của tế bào ung thư giúp nâng cao tuổi thọ cho người bệnh nhân ung thư.
  • Có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, điều hòa kinh nguyệt.
  • Cải thiện sắc đẹp, giảm nám, tàn nhang và dấu hiệu của lão hóa giúp da căng bóng, khỏe mạnh.

Tam thất bắc rất nhiều công dụng

Tác dụng của tam thất nam

Tam thất nam, họ gừng nên có vị đắng hơn và tính cay nóng ấm. Vì vậy có những công dụng sau:

  • Hoạt chất trong tam thất nam giúp điều trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sau chấn thương nhanh vì giúp cầm máu, tiêu sưng.
  • Điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả và cải thiện các tình trạng rong kinh, thổ huyết…
  • Cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Củ tam thất chữa bệnh về tuyến giáp.

Tam thất nam mang tính cay, nóng

Tham khảo thêm: 4 tác dụng không ngờ tới của tỏi ngâm mật ong đối với sức khỏe

3Cách dùng tam thất hiệu quả

Theo y học cổ truyền thì tam thất được sử dụng theo nhiều cách chế biến để đem lại hiệu quả tốt nhất. Với mỗi cách bào chế sẽ mang công dụng khác nhau chữa trị bệnh với mục đích khác nhau. Có 3 dạng phổ biến nhất:

  • Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất rồi giã nát và đắp trực tiếp lên vị trí bị chấn thương.
  • Dùng sống: Rửa sạch rễ rồi sau đó phơi hoặc sấy khô. Thường tam thất sau khi khô sẽ được thái ra hoặc nghiền thành bột để chữa bệnh xuất huyết, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực, phòng tránh lên cơn nhồi máu cơ tim, giúp tránh bị bệnh về gan,…

Tam thất dùng trực tiếp

  • Dùng chín: Có 2 cách chế biến

Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân của tam thất. Sau đó, ủ rượu cho mềm để đem đi thái mỏng. Rồi đem sao nóng qua chảo và nghiền thành bột.

Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao nóng giống cách 1 nhưng cho thêm dầu thực vật. Sao cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột.

Bột tam thất tiện lợi

Tham khảo: Cách làm gà hầm tam thất ngải cứu bồi bổ sức khỏe

3Cần lưu ý gì khi uống tam thất?

Đối tượng nên uống:

  • Người bệnh, ốm yếu, người phải chịu áp lực công việc và luôn trong trạng thái thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi…
  • Phụ nữ sau sinh.
  • Người bị thiếu máu, thiếu máu não…
  • Người bị bệnh về tim mạch, ung thư

Người bị bệnh về tim mạch nên dùng tam thất

Đối tượng không nên uống tam thất: Người đang cảm lạnh, phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng, kể cả nữ giới đang hành kinh, người thân nhiệt cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì chúng ta cũng không nên tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng không đúng mục đích và liều lượng thì không tốt cho sức khỏe.

Nữ giới đang hành kinh không nên dùng tam thất

Nên uống tam thất vào buổi sáng trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất. Khi dùng tam thất nên uống nhiều nước. Cũng không nên quá lạm dụng dùng tam thất trong thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi sử dụng thảo dược tam thất thì sẽ không có nhiều tác dụng phụ như uống thuốc tây, tuy nhiên cần kiêng sử dụng gừng, tỏi khi uống tam thất.

Không dùng tỏi, gừng cùng với tam thất

Tham khảo: Uống tam thất kiêng gì, uống tam thất như thế nào mới đúng

Và đến đây là kết thúc của bài viết tác dụng của tam thất là gì, công dụng của tam thất đối với sức khỏe mà Bách hóa XANH muốn giới thiệu với các bạn. Hãy sử dụng tam thất đúng cách và cảm nhận công dụng của nó nhé.

Nguồn: vinmec.com

Chọn mua rau, củ, trái cây tươi bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH