I. Thành phần biệt lập là gì?
Thành phần biệt lập được hiểu là các thành phần nằm trong một cấu trúc câu nhất định, nhưng nó lại không tham gia vào việc diễn đạt các ý nghĩa của câu. Mặt khác, thành lập biệt lập được nằm tách bạch hoàn toàn để thể hiện một ý riêng những cũng không phải là thừa thãi. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta rất thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Khởi ngữ là gì? Phân loại khởi ngữ hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Khởi ngữ là gì? Phân loại khởi ngữ
Bạn đang xem: Thành phần biệt lập là gì? Chi tiết 2024
II. Phân loại các thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập sẽ giúp cho câu tiếng Việt trở nên đặc biệt và nổi bật hơn, đồng thời, giúp cho cách diễn đạt ý của người nói được rõ ràng và gây chú ý với người nghe hơn. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhận biết và hiểu rõ về chúng để sử dụng sao cho đúng nhất.
Trong một câu có các thành phần mà không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.
Ví dụ:
+ Ôi chao! Hôm nay cô ăn mặc lộng lẫy quá nhỉ?
“Ôi chao” chỉ là thành phần thể hiện cảm xúc của người nói, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.
+ Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
“Ô” trong câu trên cũng là thành phần thể hiện cảm xúc của người nói, từ “Ô” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
Trong chương trình đào tạo trung học phổ thông, các bạn học sinh sẽ thường được gặp bốn loại thành phần biệt lập và thường xuyên được sử dụng nhất, đó chính là: Thành phần tình thái; Thành phần cảm thán, Thành phần hỏi – đáp, Thành phần phụ chú.
1. Thứ nhất: Thành phần tình thái
Thành phần tính thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Từ in đậm “chắc”: ý chỉ những nhận định, suy nghĩ có mức độ tin cậy cao.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Xem thêm : VaoroiTV – Xem Trực Tiếp Bóng Đá hôm nay chất lượng cao
Từ in đậm “có lẽ”: nêu ra những nhận định có mức độ tin cậy vừa phải, chưa chắc chắn.
Trong các câu văn trên, có thể thấy, nếu không có các từ ngữ in đậm thì nội dung của câu vẫn không thay đổi. Vì từ tình thái không quyết định với ý nghĩa của câu.
2. Thứ hai: Thành phần cảm thán
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …).
Ví dụ:
a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Có thể thấy, các từ in đâm nêu trên không chỉ một sự vật hay hiện tượng nào cả, mà nó chỉ bộc lộ cảm xúc của con người.
Chính nhờ những từ in đậm mà xúc cảm của người viết được bộc lộ một cách rõ ràng.
3. Thứ ba: Thành phần gọi – đáp
Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bác nước xuống chõng hỏi. Một người đàn ba mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Trong các từ in đậm được nêu trong ví dụ, từ “này” được dùng để gọi, từ “thưa ông” được dùng để đáp.
Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác được nêu lên trong ví dụ không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Xem thêm : Cách tập cho bé bú bình và ti lúc thức
Và cũng trong chính các từ ngữ in đậm được nêu trên, thì từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại, và từ “thưa ông” được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
4. Thứ tư: Thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ:
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Có thể thấy, nếu lược bỏ các từ được in đậm của hai câu ví dụ trên, thì nghĩa sự việc của mỗi câu vẫn sẽ không thay đổi.
Ở ví dụ a), các từ ngữ in được được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh”.
Ở trong câu b), cụm chủ – vị in đậm chú thích về những suy đoán, muốn báo cho người đọc biết về nhận định của mình khi nhìn thấy những hành động của lão Hạc.
III. Mọi người cũng hỏi
Xem thêm: Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thành phần biệt lập là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp