Vị béo bùi của trứng vịt lộn hoà quyện với lá ngải cứu có chút đăng đắng đã tạo nên món ăn trứng vịt lộn ngải cứu lạ miệng, gây thương nhớ với vô số người khi đã một lần nếm thử qua.
1. Công dụng của trứng vịt lộn ngải cứu
Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng điều hoà khí huyết, giảm đau đầu, đau nửa đầu, giúp cơ thể phát triển,… Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong mỗi quả trứng vịt lộn có nhiều vitamin A, protein, glucid, vitamin B1 và C,… Một quả trứng vịt lộn chứa 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol… Vì thế với những người gầy kinh niên, ăn trứng vịt lộn có thể sẽ giúp cải thiện tình trạng cân nặng của bạn.
Bạn đang xem: 2 cách làm món trứng vịt lộn ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng mà không bị tanh
Còn với ngải cứu, từ lâu nó đã được biết đến là một loại thảo dược quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong lá cây ngải cứu có một hàm lượng tinh dầu tương đối lớn, chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và các chất khác. Các bài thuốc dân gian lưu truyền rằng ngải cứu có thể chữa bệnh về xương khớp, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, an thai, cầm máu, chữa chứng suy nhược cơ thể, giúp máu lưu thông, hạn chế mẩn ngứa, nổi mề đay và chữa bệnh về đường hô hấp trên như ho khan, đau họng, cảm mạo,…
Vì thế, việc kết hợp trứng vịt lộn và ngải cứu lại với nhau sẽ rất tốt cho sức khoẻ, đem lại hiệu quả tốt hơn với hàm lượng dinh dưỡng gấp 2 – 3 lần so với thông thường.
2. Cách chọn nguyên liệu ngon
Sau khi đã tìm hiểu về công dụng của món ăn, tiếp theo hãy học cách để chọn lựa được nguyên liệu tươi ngon cho món ăn này bạn nhé.
2.1. Chọn trứng vịt lộn
- Nên chọn những quả cầm nặng tay. Những quả này thường còn tươi và non, nếu cầm thấy nhẹ tay chứng tỏ quả trứng đã già, không nên chọn.
- Quan sát trứng dưới ánh sáng mạnh. Bạn có thể xem trứng dưới ánh đèn và xem vùng trống bên trong, quả nào cho vùng trống nhỏ thì còn non và mới, quả nào có vùng trống lớn thì là trứng đã để lâu và già.
- Cầm hai đầu quả trứng và lắc bên tai. Nếu không nghe thấy tiếng động chứng tỏ lòng đỏ và trắng của trứng đang đặc, đây là loại trứng non. Ngược lại, nếu lắc nghe thấy tiếng thì là trứng già, không nên chọn.
- Sử dụng nước để lựa chọn trứng. Quả trứng vịt lộn còn tươi sẽ chìm xuống dưới đáy, còn những quả hỏng thì sẽ nổi lên trên.
2.2. Chọn lá ngải cứu
- Chọn lá ngải còn non. Hãy lựa chọn những lá có màu xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm ở bề phía dưới.
- Không chọn những lá có màu xanh quá đậm. Những lá như thế thường đã phun thuốc tăng trưởng, ăn vào sẽ gây hại cho sức khoẻ.
- Không chọn những lá bị héo. Loại rau này ăn vào sẽ không ngon và mất vị thơm của lá ngải cứu.
3. Trứng vịt lộn ngải cứu
3.1. Nguyên liệu
- Trứng vịt lộn: 6 quả
- Lá ngải cứu: 100gr
- Gừng tươi: 1 củ vừa
- Rau răm: 1 bó nhỏ
- Hành tím: 2 củ
- Chanh: 1 quả
- Ớt: 2 quả
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, bột ngọt, tiêu,…
3.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trứng vịt lộn mua về rửa với nước nhiều lần cho sạch vỏ, sau đó cho vào nồi luộc. Trứng vịt lộn luộc gần chín thì vớt ra, để nguội và bóc vỏ, cho trứng vào tô riêng.
Gừng nạo vỏ, rửa sạch, một nửa băm nhuyễn, một nửa cắt thành những sợi nhỏ.
Rau răm rửa sạch, loại bỏ phần gốc già và phần rau bị héo, để ráo nước.
Xem thêm : Lịch sử người đứng đầu nhà nước phong kiến là ai?
Lá ngải cứu mua về ngắt lấy phần lá non, loại bỏ phần rau bị hư héo úa vàng, ngâm rau với nước muối pha loãng để loại bỏ hoá chất. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.
Hành tím lột vỏ, bằm nhuyễn.
Bước 2: Nấu trứng vịt lộn ngải cứu
Bắc nồi lên bếp ga (hoặc bếp từ), cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho hành tím và gừng băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đó, cho lá ngải cứu vào xào mềm khoảng 3 – 5 phút. Nêm nếm gia vị như hạt nêm, bột canh,… sao cho vừa ăn với khẩu vị gia đình. Cho trứng vịt lộn đã lột vỏ và nước lọc vào xâm xấp bề mặt, đậy nắp nồi và bắt đầu hầm trong khoảng 30 phút. Lưu ý là nên để lửa nhỏ liu riu, hầm đến khi thấy gần cạn nước thì tắt bếp.
Làm muối tiêu chanh để ăn cùng với trứng vịt lộn hầm ngải cứu. Cho 2 muỗng bột canh, 1 muỗng hạt tiêu, ½ muỗng bột ngọt, 1 quả ớt cắt nhỏ và vắt 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều nếm vừa chấm cho hợp khẩu vị.
Bước 3: Thưởng thức
Cả trứng vịt lộn và ngải cứu nếu ăn nguội đều có vị tanh, sẽ mất ngon, vì vậy nên múc trứng vịt lộn hầm lá ngải cứu ra bát và ăn ngay khi còn nóng. Ăn kèm với rau răm, gừng và chấm cùng muối tiêu để món ăn thêm đậm đà hơn.
4. Trứng vịt lộn hầm ngải cứu thuốc bắc
4.1. Nguyên liệu
- Trứng vịt lộn: 6 quả
- Lá ngải cứu: 100gr
- Gừng tươi: 1 củ vừa
- Rau răm: 1 bó nhỏ
- Hành tím: 2 củ
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, bột ngọt, tiêu,…
- Thuốc bắc: 1 gói
4.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trứng vịt lộn mua về rửa với nước nhiều lần cho sạch vỏ, sau đó cho vào nồi luộc. Nước sôi thì cho trứng vịt lộn vào, luộc đến khi gần chín thì vớt ra, để nguội và bóc vỏ, cho trứng vào tô riêng. Lưu ý là nên luộc trứng ở nhiệt độ vừa phải, không nên để lửa quá lớn sẽ gây nứt vỏ trứng.
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, một nửa đem đập dập băm nhuyễn, một nửa thái lát mỏng.
Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.
Rau răm rửa sạch, loại bỏ phần gốc và phần rau bị héo, để ráo nước.
Lá ngải cứu mua về ngắt lấy phần lá non, loại bỏ phần rau bị hư héo úa vàng, ngâm rau với nước muối pha loãng để loại bỏ hoá chất. Rửa sạch lại với nước, để ráo.
Đem xuyên khung, kỉ tử, táo tàu,… trong gói thuốc bắc rửa qua với nước, sau đó để ráo.
Bước 2: Nấu trứng vịt lộn hầm ngải cứu thuốc bắc
Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào làm nóng. Cho hành tím và gừng đã băm nhuyễn vào phi đến khi thơm. Cho gia vị thuốc bắc vào, đảo đều trong vài phút.
Tiếp tục đổ khoảng 1,5 lít nước vào đun. Để lửa nhỏ đến khi thấy nước sôi lăn tăn thì cho trứng vào và hầm thêm trong 15 phút. Khi thấy trứng đã ngấm gia vị thuốc bắc thì cho lá ngải cứu vào để hầm. Cuối cùng, bạn cho gia vị vào và nêm nếm hợp với khẩu vị gia đình rồi tắt bếp.
Bước 3: Thưởng thức
Khi hoàn thành xong món ăn thì bạn múc ra tô, ăn kèm vài lát gừng và rau răm khi còn nóng.
Vậy là bạn đã làm xong món trứng vịt lộn hầm ngải cứu thuốc bắc rồi. Món ăn có vị béo bùi của trứng vịt lộn, vị đắng nhẹ của ngải cứu và vị ngọt từ gia vị thuốc bắc, hoà quyện với nhau tạo nên một hương vị vô cùng đặc trưng, bổ dưỡng. Đối với những người gầy yếu, phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị bệnh đau đầu kinh niên,… thì nên ăn trứng vịt lộn khoảng 2 – 3 quả/tuần, sẽ có tác dụng hữu ích với sức khoẻ.
Trên đây là 2 công thức để làm món trứng vịt lộn ngải cứu, hi vọng rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích, chúc bạn sẽ thực hiện thành công món ăn này nhé. Và để có thể nấu được những món ngon cho gia đình mình mỗi ngày thì chắc chắn không thể thiếu sự xuất hiện của những thiết bị điện gia dụng cao cấp như bếp điện rồi. Tham khảo các sản phẩm dưới đây của FPT Shop ngay thôi nào!
Xem thêm:
- Học lỏm bí kíp làm ngay món nghêu hấp Thái chua cay cực hấp dẫn, chuẩn vị tại nhà
- Hướng dẫn 3 cách làm salad hoa quả healthy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp