Với đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều), Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy tài năng tả cảnh ngụ tình, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình và tinh tế. Qua đó, bạn đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng, nỗi lòng của Thuý Kiều và cả chính nỗi lòng của đại thi hào.
- Lịch làm căn cước công dân tại TP Thủ Đức từ ngày 4-10
- Đi xe máy vào đường ngược chiều bị xử phạt như thế nào
- Công dụng của cuộn cảm dùng để làm gì
- Thay đổi số điện thoại trên căn cước công dân Hướng dẫn chi tiết và các câu hỏi thường gặp
- Lợi ích âm nhạc cho thai nhi là gì? Cách chọn nhạc tốt cho thai nhi
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Xem thêm : Top 23 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và tác dụng đối với sức khỏe
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ở đoạn trích này, Nguyễn Du đã tập trung khắc hoạ nỗi đau của Thuý Kiều khi phải đối diện với không gian xa vắng, mịt mù, trong tâm trạng trống trải cô đơn, xót xa, tủi nhục, đau đớn sau những “cơn biến động” của cuộc đời: phải trao duyên, phải bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh làm nhục … Kiều đã phải chọn bước đường cùng rút dao để quyên sinh nhưng số phận đâu có buông thả cho nàng, bắt nàng phải sống, phải chứng kiến, phải trải nghiệm những nỗi đau đớn xót xa của người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Giờ đây, nàng bị “khoá xuân” ở lầu Ngưng Bích biết bao giờ tìm được bến đỗ cuộc đời? Trước mắt nàng bốn bề vắng lặng, khung cảnh thiên nhiên mông mênh, heo hút không bầu bạn, không cả bóng người. Nguyễn Du đã lấy khung cảnh đó làm nền cho sự hoạt động nội tâm của nhân vật. Thông thường trong Truyện Kiều những lúc tâm trạng con người có nhiều điều khó nói thì “ngôn ngữ” thiên nhiên lại nói hộ lòng người. Điều này xuất phát từ quan điểm của người xưa “thiên nhân tương đồng” vì thế trong thơ phương Đông tình và cảnh đồng cảm với nhau “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Tâm trạng cô đơn, bẽ bàng nhuốm lên cảnh vật cho nên nhìn về phía nào cũng chỉ thấy bát ngát mênh mông những “cát vàng cồn nợ”, “bụi hồng dặm kia… Chính lúc này con người lắng nghe được tất cả tiếng nói âm thầm từ sâu thẳm của cõi lòng, bao nhiều suy nghĩ, trăn trở, day dứt, bao nhiêu kí ức đồng hiện, bao nỗi nhớ, nỗi lo xâm chiếm cõi lòng. Lúc này người ta muốn tìm cho mình một sợi dây hạnh phúc hoặc là một ảo giác tốt lành nào đó làm “điểm tựa tâm linh” để neo lại những đau thương. Kiều cũng ở trong tình cảnh như vậy. Nàng đã hướng về người yêu, hướng về gia đình. Và cuối cùng nàng phải trở về với chính mình. Nhưng bi kịch của Kiều là chẳng tìm được một sợi dây hạnh phúc nào cả. Trở về với tâm trạng của Thuý Kiều san sẻ cùng nàng nỗi nhớ Kim Trọng, nỗi nhớ cha mẹ. Một điều đáng chú ý ở đây là Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng trước, sau đó mới nhớ đến cha mẹ. Xét về mặt tình cảm thì đây là một logic tâm lí, nhưng đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ thì thật khó chấp nhận. Nguyễn Du là người hiểu Kiều hơn ai hết. Ông là người đã ngợi ca thiên diễm tình tự do” của Kim Kiều từ khi mới chớm nở. Sau này, Kiểu lâm nạn, tình yêu dang dở, Nguyễn Du đã thông cảm với những đổ vỡ của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng thổn thức vì đau thương và hối hận. Cho nên khi viết về tâm trạng nhớ thương của Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu. Đối với cha mẹ Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần đền đáp. Còn với Kim Trọng, Kiều vẫn luôn day dứt coi mình là kẻ có lỗi hẹn bạc tình “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Trong tâm trạng như thế, Nguyễn Du đã để nàng trước hết nghĩ đến chàng Kim. Có thể nói rằng ngòi bút Nguyễn Du cực kỳ tinh tế khi thể hiện tâm hồn của nhân vât.
Cuối cùng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Nguyễn Du không trực tiếp dùng ngôn ngữ miêu tả trực diện mà dùng hình ảnh thiên nhiên đa dạng để ẩn dụ, so sánh, biểu hiện tâm trạng nhân vật với nhiều sắc thái khác nhau. Đúng như một nhà văn phương Tây đã nhận xét “Mỗi phong cảnh là một trạng thái tâm hồn”. Mỗi nét buồn của Kiều được tượng trưng bằng những khung cảnh khác nhau, tất cả được tô đậm liên tiếp qua điệp ngữ “Buồn trông”
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 16/12/2023: Đã chạm mốc 82.000 đ/kg
Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Âm vang của nhịp điệu cùng với điệp ngữ buồn trông” như là tiếng vọng của nỗi lòng thổn thức rất cô đơn. rất quạnh quẽ, rất vô vọng. Có thể nói đây là những câu thơ réo rắt nhất về nỗi buồn, luận lạc, bơ vơ. Cái tủi hờn, cái xót xa và thấp thỏm lo sợ cứ như là một ám ảnh khôn nguôi sau mới lẫn “Buồn trông”. Nguyễn Du nén chặt lòng mình trong mỗi vần thơ. Ông muốn chia sẻ nỗi buồn với nàng đồng thời cũng muốn tìm gọi những tiếng trả lời nơi bạn đọc. Cánh buồm sẽ đi về đâu? Hoa sẽ trôi dạt vào bến bờ nào ? Nỗi buồn thương vô vọng kéo mãi đến bao giờ ?
Kết đoạn thơ “hoà tấu, phức điệu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa của định mệnh và rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm hoạ muốn hất tung người con gái đơn côi, yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh”. “Ầm ầm tiếng sóng” hay là một điều báo không lành, một thảm hoạ sắp đến với Kiều ? Đến đây, người đọc cảm thấy trái tim mình se thắt lại thương cảm lo lắng cho Kiểu. Quả là không sai, liền sau đó nàng đã mắc lửa Sở Khanh chấp nhận kiếp sống lầu xanh … Đoạn thơ kết thúc nhưng trước mắt ta, trong tâm trí ta vẫn còn như ám ảnh hình ảnh một con thuyền bản mệnh chòng chành giữa biển cả cuộc đời không bến đậu.
Nguyễn Du – Người có “Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường) mới có thể viết nên những áng thơ trữ tình tha thiết đến nhường này. Nguyễn Du viết với thái độ của một người đồng tâm tư, đồng cảnh ngộ cho nên mỗi dòng thơ đều chất chứa nỗi đau, sự chia sẻ, cảm thông … Đoạn thơ đâu chỉ diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu mà cái chính là thể hiện bi kịch nội tâm của Kiều, biểu hiện những sắc thái tinh vi của tâm trạng. Đó là thông điệp nghệ thuật mà người đọc cảm nhận được qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Du, Truyện Kiều, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học, 1973
2. Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều, NXBGD Việt Nam, 1997
3. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 9, Cánh diều (bản mẫu), Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2024
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp