ĐIỀU LỆ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 12/12/2012)
*CỜ ĐOÀN
Bạn đang xem: Cờ, Huy hiệu, Ðoàn ca
– Nền đỏ – Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài. – Ở giữa có hình huy hiệu Đoàn. – Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ.
* HUY HIỆU ĐOÀN
Người họa sĩ vẽ chiếc Huy hiệu Đoàn
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – một trong những hội viên đầu tiên của Hội mỹ thuật Việt Nam- vẫn cần mẫn và say mê làm việc. Ít ai biết được chính ông là tác giả của chiếc huy hiệu Đoàn lấp lánh trên ngực mỗi bạn trẻ…. Ngày ấy, nhân dịp Đại hội Thanh niên ở Việt Bắc (năm 1951) cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn đoàn viên có một chiếc huy hiệu có biểu trưng riêng. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận năm đó 31 tuổi là trưởng phòng hội họa Trung ương Đoàn được giao nhiệm vụ cùng họa sĩ Tôn Đức Lượng sáng tác một số mẫu.
Nhớ lại ngày sáng tác đó họa sĩ Huỳnh Văn Thuận vẫn không khỏi bồi hồi xúc động. “Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ một điều rất đơn giản và tâm huyết rằng lớp thanh niên đặc biệt là đoàn viên là những người tiên phong đi đầu cầm lá cờ đỏ sao vàng tiến lên dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng, của Đoàn . Học tập lao động và chiến đấu vì tổ quốc thân yêu. Từ ý tưởng ấy tôi chọn bàn tay cầm ngọn cờ phần phật tung bay trong tư thế sẵn sàng tiến bước”.
Xem thêm : Trích dẫn hay về tình bạn từ lời bài hát của Taylor Swift
Thật vinh dự và thiêng liêng, sau khi phác thảo xong mẫu huy hiệu, mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đã được Bác Hồ chọn chính thức là chiếc huy hiệu của Đoàn.
80 năm qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trưởng thành và phát triển. Mặc dù từng giai đoạn với những nhiệm vụ lịch sử chính trị và tên gọi khác nhau nhưng chiếc huy hiệu đoàn vẫn giữ nguyên biểu trưng biết bao thế hệ thanh niên Việt.
BÀI CA CHÍNH THỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC Nhạc và lời: Hoàng Hoà Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên, Giơ nắm tay thề, gìn giữ hoà bình độc lập tự do. Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước, Đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no. Đi lên Thanh niên chớ ngại ngần chi,Đi lên Thanh niên làm theo lời Bác: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Nhạc sĩ Hoàng Hoà và bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”
Một ngày đầu tháng 3 này, tôi tìm đến nhà nhạc sĩ Hoàng Hòa ở số 3 phố Hồ Xuân Hương (khu tập thể Trung ương Đoàn, Hà Nội). Cậu bé có tên Cao Hy Vọng mới ngày nào học ở Trường Bến Củi, thành phố Nam Định, nay đã thành ông lão 82 tuổi, tuy đầu óc vẫn minh mẫn nhưng chỉ nằm một chỗ, con cháu chăm sóc.
Một ngày đầu tháng 3 này, tôi tìm đến nhà nhạc sĩ Hoàng Hòa ở số 3 phố Hồ Xuân Hương (khu tập thể Trung ương Đoàn, Hà Nội). Cậu bé có tên Cao Hy Vọng mới ngày nào học ở Trường Bến Củi, thành phố Nam Định, nay đã thành ông lão 82 tuổi, tuy đầu óc vẫn minh mẫn nhưng chỉ nằm một chỗ, con cháu chăm sóc. Ông sinh ở Nam Định, 16 tuổi đã tham gia hoạt động Thanh niên cứu quốc ở tỉnh Thái Bình, rồi tỉnh Hưng Yên.
Sau khi được đi học tập ở nước Nga, ông về công tác tại Trung ương Đoàn và sau đó làm Bí thư Thành đoàn Hải Phòng. Trước khi về hưu (1990) ông là Trưởng ban Trường học của Trung ương Đoàn, đồng thời là Thư ký Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam. Đôi dòng lý lịch trích ngang ngắn gọn ấy chứa đựng cả quá trình hết sức sôi nổi vì tuổi xuân, cùng tuổi xuân mà ông phấn đấu.
Xem thêm : 100gr bánh trung thu bao nhiêu calo? Cách ăn bánh trung thu tốt cho sức khỏe
Khi trò chuyện, ông rất ít nói về mình, dành thì giờ nói nhiều về bè bạn. Có một đôi vợ chồng là bạn rất thân của ông (chồng tên là Hoàng Dương, vợ tên là Nguyễn Thị Hòa) cùng hoạt động với ông nhưng chẳng may cả hai đều hy sinh trong vùng địch hậu. Nhớ đến đôi vợ chồng vừa tình nghĩa, vừa ân nhân ấy, Cao Hy Vọng đã đặt lại tên cho mình là Hoàng Hòa. Và cả hai người em của ông cũng đều đặt tên là Hoàng Hà (Cao Minh) và Hoàng Long (Cao Tiến).
Sau khi xem Báo Cứu quốc, ông thấy có bài nói của Bác Hồ với đơn vị Thanh niên xung phong, Phân đội 312 bảo đảm giao thông ở Việt Bắc ngày 20-3-1951 tại bản Nà Tu (nay là xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn). Bác Hồ có đọc mấy câu thơ tặng các chàng trai, cô gái đang ngày đêm mở đường, bảo vệ cầu cho tiền tuyến trên Quốc lộ số 3:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên!
Ông ấp ủ ý định trong nhiều tháng. Ông lục lại kiến thức âm nhạc mà thầy giáo nhạc sĩ Phạm Ngữ đã truyền cho mình “mấy ngón”. Với chiếc kèn Ác-mô-ni-ca, ông đã tìm được những nốt nhạc phù hợp và phát triển thêm trên cơ sở những câu thơ ấy của Bác Hồ. Bài hát được viết và hoàn thành vào cuối năm 1952, đầu năm 1953 với tên gọi đầu tiên là “Thanh Niên xung phong làm theo lời Bác”.
Kết đoàn lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên Giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do Kết đoàn lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước Đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no!
Tháng 7-1954, tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này được phổ biến cho các đại biểu. Nhiều người đã góp ý và thống nhất đổi chữ “kết đoàn lại” thành “kết liên lại” cho phù hợp với nốt nhạc và để dễ hát, đồng thời sửa luôn tên bài là “Thanh niên làm theo lời Bác” cho gọn và ai cũng hát được. Liên tục những năm tháng sau đó, thanh niên cả nước đều hát “Thanh niên làm theo lời Bác” của Hoàng Hòa. Buổi phát thanh Thanh Niên của Đài TNVN cũng chọn làm nhạc hiệu. Năm 1992, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 và năm 1997 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 7 đều thống nhất và khẳng định bài hát này là bài ca chính thức của Đoàn. Thế là bài hát đã đi cùng năm tháng với các thế hệ thanh niên suốt nhiều năm qua.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp