Cắt móng tay, móng chân thật sát với phần thịt, lấy khóe móng có thể khiến bạn cảm thấy bàn tay và bàn chân sạch hơn, lâu phải cắt gọt lại móng hơn. Nhưng bạn có nghe về việc bấm móng tay sát bị bệnh tim chưa? Thực hư về chuyện này ra sao?
Đã bao giờ bạn bị sưng viêm hoặc chảy máu khi cắt móng tay móng chân, nhất là với thói quen cắt móng cho thật sát da? Bạn đang tự đưa mình vào những mối nguy hiểm tiềm tàng chỉ vì thói quen tưởng chừng vô hại này đấy.
Theo bác sỹ Châu Thị Kiều Oanh (Bệnh viện Sài Gòn ITO), hiện tại chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc cắt móng tay sát sẽ bị đau tim. Tuy nhiên những tình trạng như sưng viêm, đau nhức, nhiễm trùng, tình trạng tái phát nhiều lần… là có. Đôi khi, những vết thương nhỏ còn khiến ngón tay, ngón chân rơi vào tình trạng hoại tử.
Bạn đang xem: Bấm móng tay sát bị bệnh tim, thực hư ra sao?
Cùng tìm hiểu những tác hại khi cắt móng tay quá sát trong bài viết sau.
1Gây đau nhức, khó chịu
Khi cắt móng tay hay móng chân quá sát, bạn có thể làm tổn thương tới phần mô mềm ở ngay đầu ngón tay, ngón chân và khiến chúng sưng, gây xây xước, có thể chảy máu, kèm thêm đau nhức.
Nhẹ thì cơn đau nhức chỉ trong thoáng chốc, nhưng nặng hơn nó có thể kéo dài tới vài ngày. Ít nhiều, nó sẽ ảnh hưởng tới vận động của bạn, đặc biệt khi mang giày hay làm việc tác động lực trực tiếp lên ngón tay, ngón chân.
2Nguy cơ nhiễm trùng
Vết xây xước và chảy máu khi bấm móng tay móng chân trông có vẻ chẳng nghiêm trọng, nhưng không phải không có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi bạn lấy sâu vào phần khóe móng.
Ngón chân thường tiếp xúc với bụi bẩn, hoặc bị “bưng bít” trong giày dép, còn ngón tay cũng không thiếu những va chạm và tiếp xúc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên vết thương nhỏ.
Hẳn không ít người đã rơi vào tình trạng ngón chân hoặc tay sưng tấy, viêm mủ sau khi cắt móng hay lấy khóe. Tệ hại hơn, trong tình trạng đó, bạn còn dễ mắc thêm các bệnh nấm móng, rất khó điều trị và ảnh hưởng tới thẩm mỹ móng khi hồi phục.
3Khiến móng mọc quặm, móng chọc thịt
Là khi móng mọc dài đâm chọc vào vùng da khóe móng gây sưng đau, có thể nhiễm trùng mưng mủ kéo dài, và tái phát nhiều lần.
Móng mọc quặm thường gặp không chỉ do đi giày bít mũi hay do tai nạn va chạm mạnh mà còn đến từ thói quen cắt móng quá sát và lấy khóe khi cắt móng của nhiều người.
Tình trạng sưng viêm tái phát thường xuyên tại khóe móng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày và cả công việc. Nếu không được chữa trị đúng cách viêm nhiễm sẽ nặng hơn, nguy cơ ảnh hưởng tới bàn chân và để lại hậu quả lâu dài cả nên sức khỏe và tính thẩm mỹ của đôi tay, chân.
Nếu gặp tình trạng móng mọc quặm hay móng mọc ngược tái phát thường xuyên bạn nên chữa trị sớm, tránh viêm nhiễm lâu dài, đặc biệt viêm nhiễm nặng còn có nguy cơ hoại tử.
Cách cắt móng chân, móng tay đúng cách
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2024?
Nên ngâm bàn chân hoặc bàn tay trong một chậu nước trong khoảng 5 – 7 phút để móng mềm dễ cắt hơn.
Khi cắt móng, nên cắt theo 1 đường thẳng, không nên tạo góc hay cắt vuông, tròn, nhọn và đặc biệt là tránh lấy khóe sâu.
Không cắt quá sát vào phần thịt để tránh làm xây xước, tổn thương trên da.
Nên rửa sạch tay và chân bằng xà phòng và nước ấm sau khi cắt móng rồi lau khô. Như thế móng sẽ sạch khỏe và tránh nhiễm khuẩn tốt.
Thói quen nhỏ cho tác hại lớn, vậy thì phải bỏ ngay, không cắt móng tay móng chân quá sát, cũng đừng lấy khóe móng kẻo khi tay chân bị tổn thương, có hối hận cũng không kịp.
Có thể bạn quan tâm:
Mua kềm, đồ bấm móng tay tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp