Nội dung
I. Cho trẻ đi học sớm có tốt không?
Bạn đang xem: [Giải đáp] Có nên cho trẻ đi học sớm không?
II. Tác hại của việc cho trẻ đi học sớm
III. Nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi?
Việc cho trẻ đi học sớm sẽ giúp bé hình thành nên một lối sống nề nếp, kỷ luật và giúp bố mẹ có nhiều thời gian cho công việc hơn. Dưới đây là một số lợi ích khi trẻ đi học sớm:
1. Được chăm sóc và dạy dỗ khoa học
Nhiều trường hợp trẻ đi học sớm có những thay đổi tích cực về nề nếp ăn uống, sinh hoạt và các góc nhìn của trẻ đối với thế giới bên ngoài. Bởi khi đi học sớm, trẻ sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm cho phù hợp với những giai đoạn phát triển.
2. Giúp bé cảm thấy tự tin hơn
Đi học mầm non giúp bé có cơ hội được gặp gỡ với nhiều người bạn và thầy cô thay vì chỉ tiếp xúc với những người thân trong gia đình. Điều này giúp trẻ có cơ hội được mở rộng giao tiếp, giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khiến bé cảm thấy tự tin hơn mỗi khi xuất hiện trước đám đông.
3. Giúp bé sớm hình thành được tính tự lập
Xem thêm : Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?
Tại trường mầm non, nhà trường sẽ có phương pháp giáo dục khoa học và hiện đại để phù hợp với mỗi lứa tuổi. Tại đây, các bé sẽ không được chiều chuộng theo ý muốn. Thay vào đó, trẻ sẽ được dạy dỗ phải tự giác làm những việc như mặc quần áo, ăn cơm, đi vệ sinh,… Việc yêu cầu bé phải thực hiện những việc trong khả năng giúp trẻ dần hình thành được tính chủ động và tạo tiền đề giúp trẻ có tư duy độc lập hơn trong cuộc sống.
4. Bé có cơ hội được học tập nhiều kiến thức mới
Ba mẹ sẽ bất ngờ trước những điều con trẻ được học khi cho bé đi học sớm. Tại trường mầm non bé sẽ được học các bài học về ca, múa, hát, nhảy, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, diễn kịch, ngoại ngữ,… Đây đều là những môn học vừa mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho con, vừa giúp con hiểu hơn về cuộc sống cũng như kích thích sự phát triển não bộ của bé.
Việc đi học sớm mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, đồng thời nó cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp với việc đi học sớm. Tùy vào tình trạng phát triển cả về thể chất và tâm lý của từng bé mà mỗi bé sẽ có sự thích nghi với môi trường mới khác nhau. Nếu ba mẹ cố ép bé đi học sớm sẽ gây nên tác dụng ngược. Dưới đây là một số tác hại của việc trẻ đi học sớm.
1. Gây nên tâm lý rối loạn, hoảng sợ
Trẻ đi học quá sớm sẽ khiến bé cảm thấy bất an vì phải rời xa vòng tay của ba mẹ. Điều này hình thành nên tâm lý rối loạn, hoảng sợ với những sự vật và hiện tượng xung quanh. Ngoài ra, việc đi học sớm sẽ tạo áp lực cho bé khi môi trường giáo dục và học tập không phù hợp với tính cách của trẻ.
2. Có thể là mất đi sự sáng tạo tự nhiên của bé
Trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ em vô cùng bao la và khiến cho chúng ta phải cảm thấy bất ngờ. Việc đi học sớm mang đến cho trẻ nhiều kiến thức mới nhưng sự giáo dục rập khuôn đôi khi hạn chế trí tưởng tượng, khám phá của trẻ em. Thay vào đó, các bé sẽ tiếp thu vốn kiến thức trong khuôn khổ và bị ràng buộc.
3. Chương trình mầm non nặng so với bé
Trong quy chuẩn chung của hệ đào tạo giáo dục mầm non, ở bậc học này ter em sẽ được tập trung phát triển toàn diện các kỹ năng về nhận thức và ngôn ngữ, đồng thời kích thích sáng tạo cho bé. Tuy nhiên, do nhu cầu chạy đua thành tích, nhiều chương trình mầm non đã đặt khá nặng việc giáo dục cho con về chữ cái, tính toán, phát âm,… Từ đó vô hình chung làm mất đi mục đích giáo dục ban đầu, tạo áp lực cho trẻ.
4. Dễ khiến bé ghét đi học
Xem thêm : Bánh chưng – Biểu tượng truyền thống ẩm thực ngày Tết Việt Nam
Trường học và gia đình là môi trường hoàn toàn khác nhau. Dù ở cấp mầm non thì chủ yếu các hoạt động của bé vẫn là ăn chơi, vui đùa cùng bè bạn. Tuy nhiên, bé luôn tuân theo kỷ luật của trường lớp. Điều này khiến không ít bé còn nhỏ chưa thể thích ứng được và có tâm lý ghét đi học. Nỗi sợ của bé còn khiến trẻ “khóc thét” mỗi khi được đề cập đến vấn đề cho đi học. Từ đó, trong tâm lý trẻ hiện tại hay về sau sợ trường học.
5. Tiếp xúc với những thứ không tốt
Môi trường nào cũng có 2 mặt của nó và trường học cũng vậy. Trong một ngày đẹp trời, tự nhiên bạn thấy bé nói tục, chửi bậy. Đây là một trong những tác dụng tiêu cực của việc trẻ được tiếp xúc với môi trường xa lạ. Thói quen xấu của các bé được lây truyền qua nhau. Ngoài ra, trong số hiếm trường hợp bé có thể đối mặt với nguy cơ bị bạn bè đánh hoặc giáo viên bạo hành nếu không ngoan. Do vậy, bạn hãy lựa chọn cơ sở giáo dục uy tín để đảm bảo một môi trường học tập tốt cho bé nhé.
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), giai đoạn từ 9-18 tháng tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển tính cách và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tại thời điểm này, trẻ rất nhanh nhạy và dễ tiếp thu những lời nói và hành động từ người lớn xung quanh. Điều này có nghĩa là việc cho trẻ đi học sớm có thể mang đến nhiều kết quả tích cực đối với sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, quyết định về việc trẻ nên đi học sớm hay không cũng cần xem xét từ nhiều khía cạnh. Một số chuyên gia cho rằng, độ tuổi từ 16-24 tháng có thể là thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu học. Lúc này, trẻ đã có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường mới.
Đặc biệt lưu ý, việc trẻ đi học quá trễ sau 3 tuổi có thể gây nên nhiều cản trở cho bé trong quá trình hòa nhập với bạn bè. Nên việc xem xét thời điểm phù hợp để trẻ đi học mầm non cũng cần được nghiên cứu kỹ càng.
Nhìn chung lại, việc cho trẻ đi học sớm có thể giúp trẻ trưởng thành và phát triển tốt hơn trong tương lai. Đồng thời, việc giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc giáo dục con trẻ.
Lời kết: Việc quyết định cho trẻ đi học sớm hay không luôn là một vấn đề được đặt ra với nhiều quan điểm khác nhau. Một số người ủng hộ việc này nhưng số khác lại không. Do đó, ba mẹ nên căn cứ vào tình trạng phát triển của con em mình để đưa ra quyết định phù hợp, giúp bé có tuổi thơ vui vẻ và hành trình phát triển được tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp