Tác hại của việc học quá nhiều là khiến trẻ rời vào tình trạng stress, cận thị, loạn thị, suy nhược cơ thể. Trầm trọng hơn, trẻ có thể mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, và một loạt các vấn đề tâm lý khác.
- Những cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới bứt tốc đáng sợ ra sao
- Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có vị chua có sử dụng được nữa không
- Top 5 thực đơn đám giỗ miền tây phổ biến nhất hiện nay
- Bao lâu thì phải đăng kiểm xe 1 lần [Chi tiết 2023]
- Sữa Bột Abbott Ensure Gold 850g Vani | Dinh Dưỡng Cho Người Cao Tuổi, Người Ốm, Bệnh Nhân, Phẫu Thuật Cần Phục Hồi Sức Khỏe Nhanh | Chính Hãng Abbott Việt Nam | Babivina – Sữa Chính Hãng, Bán Lẻ Giá Sỉ
8 Tác hại của việc học quá nhiều bố mẹ nên biết
Tình trạng trẻ nhỏ phải học quá nhiều đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây. Trẻ vừa học chính khóa, vừa học thêm tại nhà thầy cô, vừa học tại các trung tâm vào cuối tuần.
Bạn đang xem: 8 Tác hại của việc học quá nhiều với trẻ & lời khuyên cho bố mẹ
Lịch học dày đặc bắt gặp ở cả những em học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Nguyên nhân là do yêu cầu thành tích, do kỳ vọng và định hướng của gia đình.
Nhiều phụ huynh định hướng sẵn tương lai cho con mà không quan tâm đến suy nghĩ của trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn trẻ phải chịu áp lực học tập khủng khiếp.
Học quá nhiều xảy ra trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Hơn nữa, tình trạng này đôi khi tạo ra ám ảnh khiến trẻ “sợ học”.
Dưới đây là một số tác hại của việc học quá nhiều bố mẹ cần biết để điều chỉnh lại thời gian học tập của con cái cho phù hợp.
1. Suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch
Khi học tập quá nhiều, cơ thể dễ mất năng lượng, mệt mỏi và suy nhược. Về lâu dài, trẻ có thể chậm phát triển, gầy yếu và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Bên cạnh đó khi phải học tập quá nhiều, trẻ sẽ phải đối mặt với stress và căng thẳng kéo dài. Stress có thể làm gia tăng hormone cortisol ở tuyến thượng thận.
Hormone này gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, và khiến cho sức khỏe suy giảm theo thời gian. Nếu để lâu dài, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm.
2. Tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ
Tác hại đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất của việc học quá nhiều là tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị,… Đặc biệt, trẻ ngày nay cận thị rất sớm.
Học liên tục trong một thời gian khiến mắt không có thời gian nghỉ ngơi. Mắt phải điều tiết liên tục khiến cho thị lực suy giảm, và dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Hiện nay, tỷ lệ học sinh – sinh viên mắc tật khúc xạ là rất cao. Trong đó tỷ lệ cận thị chiếm đến 15 – 40%. Điều này cho thấy học sinh đang phải học tập quá mức, thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.
3. Stress – căng thẳng thần kinh là tác hại của việc học quá nhiều
Như đã đề cập, stress là vấn đề mà trẻ phải đối mặt khi học tập quá nhiều. Stress ngắn hạn, vừa phải, có thể tạo ra động lực, kích thích khả năng sáng tạo.
Tuy nhiên, stress kéo dài lại có ảnh hưởng tiêu cực. Trẻ không có thời gian thư giãn, nạp lại năng lượng rất dễ suy nhược tinh thần, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thể chất của con trẻ. Do đó, phụ huynh cần thay đổi phương pháp giáo dục, không nên ép buộc trẻ học tập quá sức.
4. Trí nhớ giảm sút
Suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi do các tế bào thần kinh bị thoái hóa. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này cũng có thể gặp phải ở học sinh, sinh viên do học tập quá nhiều.
Xem thêm : Quốc phòng toàn dân là gì? Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh?
Học tập với cường độ cao trong một thời gian dài khiến não bộ rơi vào quá tải. Biểu hiện của sự quá tải là suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, giảm sự linh hoạt, và tư duy chậm chạp.
Ngoài ra, tình trạng ngủ không đủ giấc và ăn uống tạm bợ cũng dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Khi trí nhớ suy giảm, trẻ rất khó học tập hiệu quả.
Đây cũng là lý do rất nhiều trẻ học hành siêng năng, nhưng học trước quên sau, và không đạt được thành tích như mong muốn.
5. Gia tăng các vấn đề về giấc ngủ
Áp lực học tập có thể làm gia tăng các vấn đề về giấc ngủ. Tác hại đầu tiên là thiếu ngủ. Lịch học dày đặc từ sáng đến tối khiến các em ngủ không đủ giấc hàng ngày.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt là hoạt động của não bộ. Thiếu ngủ làm giảm trí nhớ, giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức.
Ngoài ra khi phải đối mặt với áp lực quá lớn từ các kỳ thi, sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình, trẻ cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu,…
Xem thêm: Áp lực thi vào lớp 10 chuyên khiến nhiều học sinh quên ăn, quên ngủ
6. Mất đi sự hứng thú, niềm vui khi học tập
Mục đích chính của học tập là rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực và kiến thức. Quá trình học tập chỉ mang lại kết quả khả quan khi tìm thấy niềm vui và sự hào hứng.
Khi tìm thấy sự hứng thú, trẻ sẽ say mê và chủ động học tập, tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài. Trái lại nếu phải học tập với tâm thế bị ép buộc, trẻ sẽ gặp phải áp lực và dần mất đi sự hào hứng.
Trẻ bị phụ huynh ép phải học quá nhiều sẽ không nhận thức được ý nghĩa, động lực học tập. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen học tập, tư duy và định hướng tương lai của trẻ.
7. Tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý – Tác hại của việc học quá nhiều
Những năm gần đây đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý, tâm thần do áp lực học tập. Có thể nói, đây là tác hại nghiêm trọng nhất của việc học quá nhiều.
Học quá nhiều có thể khiến trẻ bị stress, rối loạn lo âu và thậm chí là trầm cảm. Đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, khi trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý.
Khi không đạt được thành tích như mong muốn, và phải đối mặt với sự chì chiết, trách móc từ gia đình, một số trẻ có biểu hiện của hội chứng Self-Harm. Nhiều trẻ thì tim đến rượu bia, chất kích thích để giải tỏa áp lực.
Nhiều phụ huynh khong thấu hiểu con cái, mà quy chụp trẻ hư hỏng, thiếu giáo dục. Khi không nhận được sự chia sẻ và quan tâm đúng mực, không ít trẻ đã có những hành vi tự hủy hoại tinh thần và thể chất.
8. Các tác hại của việc học quá nhiều khác
Ngoài các tác hại trên, học quá nhiều cũng gây ra một số tác hại khác như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về cột sống
- Tạo khoảng cách giữa con cái và bố mẹ
- Tâm lý đặt nặng thành tích, điểm số khiến trẻ học tập một cách rập khuôn
- Làm giảm sự sáng tạo và giới hạn tư duy của trẻ.
Thực tế, một số trẻ có thành tích học không quá xuất sắc nhưng có thiên bẩm về nghệ thuật và thể thao.
Xem thêm : Đặc điểm cơ bản nhà nước và Bộ máy nước CHXHCN Việt Nam
Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ học quá nhiều có thể giới hạn năng lực và khiến trẻ không thể phát triển năng khiếu vốn có.
Lời khuyên dành cho bố mẹ
Việc ép buộc trẻ học quá nhiều gây ra nhiều vấn đề tâm lý, thể chất và giới hạn năng lực, sở thích của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nhìn nhận lại và dẫn dắt, hỗ trợ trẻ học tập một cách hiệu quả nhất.
1. Chia sẻ và đồng hành cùng trẻ
Gia đình là chỗ dựa duy nhất của trẻ trong giai đoạn còn đi học. Do đó thay vì áp đặt, hãy tìm cách trò chuyện, chia sẻ với con cái để tạo mối quan hệ thân thiết.
Trên thực tế, quá trình học tập khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề như kết quả không như mong muốn, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô,…
Việc kết thân với con cái giúp phụ huynh nắm bắt rõ tình hình, tâm lý của con để kịp thời có hướng xử lý.
2. Hỗ trợ trẻ phát huy thế mạnh
Lắng nghe xem con thích gì và muốn gì thay vì áp đặt hoàn toàn. Nếu trẻ yêu thích các môn thể thao và nghệ thuật, nên cho trẻ thoải mái phát huy năng lực.
Tuy nhiên, cần đặt ra quy tắc để trẻ cân bằng được việc học và việc phát triển năng khiếu bản thân. Đảm bảo trẻ có đủ thời gian ngủ nghỉ, thư giãn, vui chơi và tập thể thao.
3. Hướng dẫn trẻ lập mục tiêu
Nếu cha mẹ quá bận rộn hoặc gặp khó khăn trong việc đồng hành với con, cha mẹ có thể tham khảo chương trình “Thiết lập mục tiêu, thổi bùng động lực cho năm học mới” của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.
Chương trình ý nghĩa của NHC Việt Nam sẽ gúp cha mẹ hướng dẫn trẻ thiết lập mục tiêu cho tương lai. Trẻ học cách lên kế hoạch học tập khoa học để đạt kết quả tốt nhất.
4. Quan tâm, chú ý đến sự phát triển của trẻ
Chú ý các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề tâm lý học đường. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường chính là “chìa khóa” giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Trẻ rất cần môi trường tốt, lành mạnh để dần hoàn thiện nhân cách và nâng cao năng lực tự thân.
Ngoài ra, năng lực của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy, bố mẹ không nên quá kỳ vọng vào con cái.
Thay vào đó, nên để trẻ học tập và phát triển tự nhiên. Đồng thời, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tự tìm tòi, nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế.
Trên đây là 8 tác hại thường gặp của việc học quá nhiều đối với sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh sẽ biết cách điều chỉnh để con cái được học tập một cách lành mạnh và hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp trẻ vượt qua
- Mục tiêu học tập là gì? Cách xác định và thiết lập cho giới trẻ
- Cảm Xúc Tiêu Cực Trong Học Tập: Ảnh Hưởng Và Cách Ứng Phó
- Mục tiêu học tập của sinh viên: Cách thiết lập hiệu quả nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp