- Cách kết hợp vitamin E và dầu dừa cho làn mi cong vút
- Cách đưa hàng hóa hư hỏng, hết hạn vào chi phí được trừ khi tính thuế
- Sinh sản vô tính gồm các kiểu?A. phân đôi, phân mảnh.B. phân mảnh, nảy chỗi.C. nảy chồi, trinh sản.D. Cả A và C. – Olm
- Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu? Phí đắt hay rẻ?
- CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? Phải làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí? Pháp luật Việt Nam quy định về các biện pháp giảm thiểu gây ô nhiễm không khí ra sao?…Những câu hỏi này là những vấn đề mang tính thời sự, được rất nhiều người quan tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người.
Bạn đang xem: Ô nhiễm không khí là gì? Tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa ô nhiễm không khí là gì, thay vào đó, pháp luật quy định các biện pháp đo lường, đánh giá, giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây ô nhiễm (Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan).
Nhìn nhận từ góc độ nghiên cứu chung, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi hoặc biến đổi các chất hoặc thành phần các chất tạo nên không khí, từ đó gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (ví dụ gây bệnh tật), làm hại đến các sinh vật, thực vật, động vật khác có trong tự nhiên, hủy hoại hệ sinh thái sống trên Trái Đất.
Thực tế cho thấy, trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp lần 1, lần 2, lần 3, lần 4, tình hình ô nhiễm không khí đã ngày một trầm trọng hơn do việc sử dụng năng lượng hóa thạch (năng lượng từ những tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên) tạo nên một lượng lớn chất thải vào không khí, từ đó làm thay đổi các chất trong không khí, thủng tầng ozon.
Từ những hệ quả tiêu cực mà ô nhiễm không khí tác động tới con người, động thực vật, hệ sinh thái trên Trái Đất, các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có rất nhiều những hành động tích cực nhằm giảm tối đa các tác động gây nên hiệu ứng nhà kính, đưa phát thải ròng về 0 trong những năm tiếp theo, tổ chức/ký kết các hội nghị/cam kết về chống biến đổi khí hậu (ví dụ Hiệp định về chống biến đổi khí hậu tại Paris năm 2015 COP21, hoặc COP26)
Như vậy, ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi, biến đổi thành phần không khí tạo nên những tác động xấu, có hại đến con người, môi trường, động thực vật, sinh vật. Ô nhiễm không khí đang ngày một tác động tiêu cực đến đời sống con người nếu không được các cá nhân, cơ quan, tổ chức, quốc gia quan tâm và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
Xem thêm : Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
Tác nhân gây ô nhiễm không khí là các chất, các tác động làm thay đổi thành phần không khí, làm nguy hại đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể tồn tại do các nhân tố khách quan hoặc chủ quan, yếu tố môi trường tự nhiên hoặc do con người. Cụ thể, có thể liệt kê như sau:
Có thể nhận thấy, các tác nhân chủ quan hay tác nhân đến từ con người là các tác nhân chiếm đa số tạo ra ô nhiễm môi trường. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, chính những hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng của con người là tác nhân gây ra những chất thải có hại cho chính môi trường sống của con người, trong đó có môi trường không khí.
Biện pháp nào có thể giảm thiểu ô nhiễm không khí?
Xuất phát từ những nguyên nhân/tác nhân gây ô nhiễm không khí, một số biện pháp để bảo vệ không khí, hạn chế ô nhiễm không khí bao gồm:
– Tăng diện tích cây xanh trên bề mặt Trái Đất: Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc,…;
– Xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt đúng cách, giảm thiểu tác hại đến không khí;
– Giảm thiểu các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông có sử dụng các nhiên liệu sạch;
– Hạn chế tối đa bụi mịn, các chất độc hại từ hoạt động xây dựng công trình của con người;
– Chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong xây dựng, vận tải, sinh hoạt,…sang các nhiên liệu sạch (ví dụ năng lượng từ gió, dòng chảy, ánh nắng mặt trời…);
Xem thêm : Viêm họng và ho: Mật ong là liệu pháp tuyệt vời
– Hạn chế sử dụng các chất độc hại trong trồng trọt, nông lâm nghiệp;
– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí của con người;
– Có sự hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc bảo vệ môi trường, thực thi các biện pháp chống biến đổi khí hậu;
– Có các chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án xanh và các biện pháp xử lý thích đáng, phù hợp đối với các hành vi vi phạm.
Pháp luật Việt Nam có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ quy định về việc bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hiệp định chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường 45/2022/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cùng các văn bản khác có liên quan.
Như vậy, các cơ quan, cá nhân, tổ chức, quốc gia, vùng lãnh thổ nỗ lực thực hiện các biện pháp như chúng tôi đã nêu trên để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Trên đây là giải đáp về ô nhiễm không khí là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp