Tách sổ hộ khẩu có cần đất sổ đỏ, có cần nhà riêng không?

1. Tách hộ có cần đất sổ đỏ, có cần nhà riêng không?

1.1. Điều kiện để tách hộ:

Tách hộ khẩu (hay còn gọi là tách hộ) là khái niệm để chỉ việc một người đăng ký thường trú và có tên trong hội tiến hành các thủ tục xóa tên khỏi hộ đó (hay còn gọi là xóa đăng ký thường trú) và đăng ký hộ mới (tại cùng chỗ ở hợp pháp đó). Theo đó thì kết quả của hoạt động tách hộ là việc cho ra đời một hộ mới có thông tin của người tách hộ. Trường hợp chỉ có một người tách hộ thì người đó sẽ đứng tên làm chủ hộ trong hộ mới. Nếu như nhiều người tách khẩu và đăng ký chung một hộ mới thì sẽ thỏa thuận một người đứng ra để làm chủ hộ đối với hộ mới. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của văn bản hợp nhất Luật Cư trú năm 2020 hiện hành thì có thể thấy, thành viên hộ gia đình sẽ được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:

– Chủ thể đăng ký tách hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp mà có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ khẩu để lập thành một hội mới thì khi đó các thành viên phải có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để đứng ra làm chủ hộ;

– Được chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, tuy nhiên điều này không áp dụng với trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ hoặc chồng đã ly hôn mà vẫn cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

– Nơi thường trú hộ hộ gia đình không thuộc các trường hợp không được đăng ký thường trú mới theo quy định của pháp luật về cư trú.

1.2. Tách hộ có cần đất sổ đỏ không?

Có thể nói, hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ để giúp cho nhà nước quản lý việc thường trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ của Việt Nam. Tách hộ chính là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong hộ đó làm thủ tục xóa tên khỏi hộ và đăng ký hộ mới. Theo quy định tại Điều 21 của văn bản hợp nhất Luật Cư trú năm 2020 hiện hành thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu do pháp luật quy định sẵn, trong đó phải thể hiện rõ các ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ cũng như chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, tuy nhiên điều luật này sẽ không áp dụng với trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Các loại giấy tờ và tài liệu hợp pháp chứng minh về quan hệ nhân thân với chủ hộ, các thành viên trong hộ gia đình, và điều luật này cũng sẽ không áp dụng đối với trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu về cư trú trên hệ thống;

– Các loại giấy tờ và tài liệu hợp pháp chứng minh cho các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về cư trú.

Vì thế theo như phân tích ở trên thì các thông tin mà chủ thể cần phải cung cấp theo quy định của pháp luật về cư trú hiện hành thì việc tách hộ sẽ không cần các giấy tờ liên quan đến sổ đỏ. Vì thế cho nên khi không có sổ đỏ thì các chủ thể vẫn có thể tiến hành tách hộ theo đúng quy định của pháp luật.

1.3. Tách hộ có cần nhà riêng không?

Bên cạnh câu hỏi: tách hộ có cần đất sổ đỏ hay không? Thì nhiều người còn thắc mắc rằng, tách hộ liệu có cần nhà riêng hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về cư trú. Cụ thể là theo quy định Điều 25 của văn bản hợp nhất Luật Cư trú năm 2020 hiện hành thì có thể thấy, các thành viên trong hộ gia đình sẽ được tiến hành tắt hộ để đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp khác khi đáp ứng được các điều kiện như sau:

– Chủ thể đăng ký tách hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp mà có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ khẩu để lập thành một hội mới thì khi đó các thành viên phải có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để đứng ra làm chủ hộ;

– Được chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, tuy nhiên điều này không áp dụng với trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ hoặc chồng đã ly hôn mà vẫn cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

– Nơi thường trú hộ hộ gia đình không thuộc các trường hợp không được đăng ký thường trú mới theo quy định của pháp luật về cư trú.

Như vậy có thể thấy, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện trên là có thể tiến hành tách hộ đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp khác. Tức là, muốn tách hộ khi cùng nơi cư trú thì chỉ cần tiến hành đúng trình tự và thủ tục tách hộ theo quy định của pháp luật mà không cần phải đáp ứng điều kiện là có nhà riêng. Vậy thì các chủ thể vẫn có thể tắt hộ để đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp khác khi không có nhà riêng tại địa phương đó. Quy định này được đánh giá là phù hợp bởi nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các gia đình khi có quá nhiều người cùng hộ cũng có thể gây ra những khó khăn khi thực hiện một số thủ tục hành chính nhất định.

2. Hồ sơ đề nghị tách hộ theo quy định của pháp luật:

Nhìn chung thì một hồ sơ đề nghị tách hộ sẽ cần phải đáp ứng được các giấy tờ theo quy định của pháp luật để tránh mất thời gian về mặt thủ tục pháp lý và rườm rà cho các bên. Số lượng cần chuẩn bị được xác định là 01 bộ hồ sơ. Bộ hồ sơ này bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu phù hợp với quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung. Trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú này phải nêu rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, tuy nhiên điều luật này sẽ không áp dụng đối với trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản theo như đã phân tích ở trên;

– Đối với trường hợp tách hộ sau ly hôn là vợ và chồng vẫn được ở cùng nhau và sử dụng chỗ ở hợp pháp thì hồ sơ sẽ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh cho việc ly hôn và chứng minh cho việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó theo đúng quy định của pháp luật;

– Đồng thời người đến làm thủ tục xin tách hộ thì cần phải xuất trình sổ hộ khẩu bản gốc được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, phiếu báo thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu theo quy định của pháp luật về cư trú.

3. Trình tự và thủ tục tách hộ theo quy định của pháp luật:

Nhìn chung thì trình tự và thủ tục tách hộ được tiến hành theo các giai đoạn cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, đó là có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là công an cấp xã phường, hoặc có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua các cổng cung cấp dịch vụ trực tuyến như cổng dịch vụ công hoặc cổng dịch vụ của Bộ Công an, hay cổng dịch vụ quản lý cư trú quốc gia.

Bước 2: Sau khi công dân nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ phải thực hiện các trình tự và thủ tục theo đúng quy định của pháp luật dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình. Các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ phải đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú. Đối với trường hợp mà xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ phải viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Còn đối với trường hợp mà hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hoặc thiếu biểu mẫu hoặc giấy tờ kê khai chưa đúng và chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ phải hướng dẫn cho công dân chỉnh sửa sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó đối với trường hợp mà xét thấy hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không tiếp nhận và phải trả lời bằng văn bản cho công dân trong đó nêu rõ lý do hợp lý chứng minh cho việc không chấp nhận và hướng dẫn các chủ thể sửa đổi sao cho đúng quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ sẽ là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và được thực hiện trong giờ hành chính.

Bước 3: Trả kết quả theo phiếu hẹn. Ngoài ra công dân sẽ phải tiến hành nộp lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Đất đai năm 2013;

– Văn bản hợp nhất Luật Cư trú năm 2020;

– Nghị định 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.