Bạn nhận về thông báo của ngân hàng rằng tài khoản ngân hàng của bạn đã bị khoá. Bạn đang hoang mang không biết vì sao tài khoản ngân hàng bị khoá và có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền nhận tiền được không. Vậy thì bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc giúp bạn về việc tài khoản ngân hàng bị khoá thì nên làm những điều gì.
1. Tài khoản ngân hàng bị khoá là gì?
Tình trạng tài khoản ngân hàng bị khoá
Bạn đang xem: Tài khoản ngân hàng bị khoá – Nguyên nhân và cách mở
Tài khoản ngân hàng bị khoá là tài khoản khách hàng bị hạn chế các quyền sử dụng và tiếp nhận giao dịch của ngân hàng. Khi tài khoản ngân hàng bị khoá, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hay bất kỳ các dịch vụ ngân hàng nào liên quan đến tài khoản đó.
Trước khi khoá tài khoản của khách hàng, ngân hàng sẽ thông báo đến chủ tài khoản cung cấp lý do và các hướng dẫn để giải quyết vấn đề, mở khoá tài khoản.
Tài khoản ngân hàng bị khoá khác với khoá thẻ ATM. Khoá thẻ ATM tức là bạn không thể sử dụng thẻ vật lý ATM để giao dịch nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động khác trên Internet Banking hoặc SMS Banking bình thường. Thế nhưng, khoá tài khoản ngân hàng có nghĩa là bạn không thể làm việc gì khác, thẻ ATM lúc đó cũng không thể giao dịch được, Internet Banking hay SMS Banking đều không thể thực hiện.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng không cần CCCD nhanh chóng, an toàn
2. Nguyên nhân tài khoản ngân hàng bị khoá
Nhưng nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng của bạn bị khoá
Một số nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị khoá:
Chủ tài khoản chủ động yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản ngân hàng của họ lại vì lý do họ đánh mất thẻ, bị mất cắp hoặc nghi ngờ có kẻ gian ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng của họ.
Tài khoản ngân hàng của khách hàng hết hạn sử dụng: Thông thường, thẻ ngân hàng sẽ có thời hạn sử dụng là 05 năm, nếu trong thời hạn mà bạn không gia hạn thẻ thì đến hết thời gian 05 năm thẻ ngân hàng sẽ tự động bị khoá.
Tài khoản ngân hàng quá lâu không có hoạt động: Nếu tài khoản ngân hàng không phát sinh bất cứ hoạt động nào trong một thời gian dài (thường là 01 năm) thì ngân hàng sẽ tự động khoá tài khoản, đảm bảo an toàn và ngăn chặn việc tài khoản đó bị lạm dụng.
Xem thêm : Tổng hợp đồ dùng học tập cho học sinh cấp 2 chuẩn bị cho năm học mới
Ngân hàng nghi ngờ tài khoản ngân hàng đó vị người khác xâm phạm: Mỗi tài khoản ngân hàng sẽ được bảo mật rất kỹ càng, khi hệ thống ngân hàng phát hiện ra một số phát sinh đáng ngờ, họ có thể thực hiện lệnh khóa tài khoản ngân hàng ngay lập tức.
Tài khoản ngân hàng bị nghi ngờ có giao dịch phi pháp: Những giao dịch bất thường khác với hành vi thường lệ của khách hàng, các giao dịch với số tiền cực lớn, nghi ngờ là gian lận, rửa tiền, giao dịch phi pháp thì ngân hàng cũng có thể tạm khóa tài khoản để điều tra.
Tài khoản ngân hàng bị khoá theo lệnh của cơ quan chức năng: Trong nhiều trường hợp chủ tài khoản ngân hàng đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp cần giám sát hành vi giao dịch thì ngân hàng sẽ khoá tài khoản theo lệnh của các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Tài khoản ngân hàng vướng vào tranh chấp pháp lý cũng có thể bị khoá.
Chủ tài khoản nợ thẻ tín dụng quá lâu: Chủ thẻ tín dụng nợ quá lâu, không thanh toán trong thời gian ngân hàng quy định thì ngân hàng cũng có quyền khóa thẻ để đảm bảo quyền lợi của họ và thu hồi nợ.
Tài khoản vi phạm quy định của ngân hàng: Một khi khách hàng vi phạm các điều khoản và quy định của ngân hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thì ngân hàng cũng có quyền khóa tài khoản của khách hàng.
Chủ tài khoản ngân hàng đã qua đời, bị mất tích hay mất năng lực hành vi nhân sự cũng sẽ bị ngân hàng khóa tài khoản ngân hàng.
3. Cách mở khoá tài khoản ngân hàng
Cách mở tài khoản ngân hàng bị khoá nhanh chóng
Để mở khoá cho tài khoản ngân hàng bị khoá, chủ tài khoản có thể thực hiện như sau:
Bước 1, liên hệ trực tiếp với ngân hàng bằng cách đến quầy giao dịch của ngân hàng: Trình bày về tình trạng tài khoản ngân hàng của mình bị khoá, cần biện pháp và hướng dẫn để mở tài khoản.
Bước 2, xác minh danh tính: Đảm bảo bạn chính là chủ tài khoản chứ không phải người giả mạo. Giao dịch viên có thể yêu cầu bạn cung cấp cụ thể thông tin cá nhân, số tài khoản, chi nhánh mở tài khoản, số CCCD và những tài liệu xác thực khác.
Bước 3, giao dịch viên yêu cầu vào đơn mở lại tài khoản ngân hàng. Bạn hãy điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, ký và ghi rõ họ tên. Sau khi hoàn thành thì nộp lại cho giao dịch viên.
Xem thêm : Trình độ ngoại ngữ bậc 1 là gì? Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1
Bước 4, giao dịch viên đối chiếu thông tin khách hàng đã kê khai, nếu như không có điều gì mờ ám cần thời gian điều tra và xác thực thì tài khoản của bạn sẽ được mở lại.
Trong trường hợp nếu tài khoản ngân hàng bị khoá do liên quan đến các vấn đề pháp lý thì khách hàng cần hoàn thiện đầy đủ các yếu tố pháp lý, cung cấp tài liệu chứng minh thì ngân hàng mới tiến hành xử lý đơn xin mở lại tài khoản của khách hàng được.
Nếu tài khoản của bạn bị khóa do cơ quan chức năng yêu cầu, sau thời gian yêu cầu, bạn đã được chứng minh không vi phạm pháp luật thì ngân hàng sẽ tự động mở khoá tài khoản cho bạn.
4. Phí mở lại tài khoản ngân hàng bị khoá
Chi phí mở tài khoản ngân hàng khi bị khoá
Việc mở lại tài khoản ngân hàng bị khoá chắc chắn sẽ mất phí, khoản phí này là bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng, nhưng trung bình thì khoảng 10,000 – 20,000 đồng. Nếu chỉ tài khoản Internet Banking của bạn bị khá thì ngân hàng sẽ mở lại miễn phí cho bạn.
5. Tài khoản ngân hàng bị khoá có nhận được tiền không?
Như ở trên đã nói, một khi tài khoản ngân hàng bị khoá thì bạn không thể thực hiện bất cứ dịch vụ nào của ngân hàng liên quan tới tài khoản bị khoá. Trong đó chắc chắn bao gồm việc nhận tiền/chuyển tiền. Kết luận lại là khi tài khoản ngân hàng bị khoá sẽ không thể nhận được tiền.
Những rủi ro khi tài khoản ngân hàng của bạn bị khoá
Khi thực hiện giao dịch chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng bị khoá thì giao dịch sẽ không thành công, hệ thống của ngân hàng sẽ báo là sai tài khoản hoặc tài khoản nhận tiền đã bị khoá, không hoạt động. Hoặc nếu như bạn vẫn bị trừ tiền thì tiền sẽ hoàn lại về trong 1 – 2 ngày làm việc.
Một số khách hàng thắc mắc mình thường xuyên duy trì tài khoản dưới 50,000 đồng (năm mươi nghìn đồng) thì tài khoản ngân hàng có bị khóa không. Nếu như bạn thường xuyên giao dịch và không có bất cứ phát sinh nào đáng ngờ thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn được duy trì bình thường.
Giả sử trong trường hợp tài khoản ngân hàng của bạn có phí dịch vụ trừ theo tháng nhưng bạn chưa thanh toán tiền phí này, thì ngân hàng sẽ chủ động trừ âm tiền, đến khi bạn nạp đủ tiền thì hệ thống ngân hàng sẽ tự động trừ các khoản tiền âm mà bạn nợ. Cho nên, khách hàng không cần lo nếu như tài khoản của mình số dư không đủ 50,000 đồng.
Tựu chung thì khi tài khoản ngân hàng bị khoá thì chủ tài khoản chỉ có thể thực hiện các dịch vụ của ngân hàng khi tài khoản được mở lại bình thường. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích tới bạn. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp