Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Phí thường niên là gì?
Pháp luật không định nghĩa phí thường niên là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu phí thường niên là khoản phí mà khách hàng phải đóng định kỳ hàng năm cho một số dịch vụ mà khách hàng đăng ký sử dụng nhất định.
Bạn đang xem: Phí thường niên là gì? Mức phí thường niên thẻ ATM là bao nhiêu?
Theo đó, tài khoản thu phí thường niên là tài khoản ngân hàng của khách hàng đăng ký mở thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ… Ngân hàng sẽ thu phí thường niên thông qua số tài khoản của khách hàng. Chỉ khi khách hàng đóng phí thường niên đầy đủ, ngân hàng mới cho phép thực hiện các giao dịch như: gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền…
Một số ví dụ về phí thường niên bao gồm:
– Phí thường niên thẻ tín dụng: là khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng mỗi năm để duy trì thẻ tín dụng.
– Phí thường niên tài khoản ngân hàng: là khoản phí ngân hàng thu hàng năm để duy trì tài khoản ngân hàng cho khách hàng.
– Phí thường niên bảo hiểm: là khoản phí khách hàng phải đóng hàng năm cho công ty bảo hiểm để duy trì hợp đồng bảo hiểm.
– Phí thường niên thành viên: là khoản phí mà thành viên phải đóng định kỳ hàng năm để duy trì tư cách thành viên tại các câu lạc bộ, hiệp hội, tổ chức.
Như vậy, phí thường niên là các khoản phí đóng định kỳ hàng năm để duy trì quyền lợi và sử dụng dịch vụ của khách hàng. Việc đóng phí thường niên sẽ giúp khách hàng tiếp tục được hưởng các quyền lợi từ dịch vụ mà mình sử dụng.
2. Mức phí thường niên thẻ ATM là bao nhiêu?
Thẻ ATM (còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa) là thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ theo quy định khoản 1 Điều 3 Thông tư 35/2012/TT-NHNN.
Mức phí thường niên và dịch vụ sử dụng thẻ ATM thực hiện theo Phụ lục về Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Stt
Loại phí
Mức phí(Chưa bao gồm thuế VAT)
1.
Phí phát hành thẻ
Từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ
2.
Phí thường niên
Từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm
3.
Phí giao dịch ATM
a)
Vấn tin tài khoản (không in chứng từ)
Xem thêm : Top 15 app hẹn hò miễn phí trên điện thoại thoát FA
Nội mạng
0 đồng/giao dịch
Ngoại mạng
Từ 0 đồng đến 500 đồng/giao dịch
b)
In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản
Xem thêm : Top 15 app hẹn hò miễn phí trên điện thoại thoát FA
Nội mạng
Từ 100 đồng đến 500 đồng/giao dịch
Ngoại mạng
Từ 300 đồng đến 800 đồng/giao dịch
c)
Rút tiền mặt
Xem thêm : Top 15 app hẹn hò miễn phí trên điện thoại thoát FA
Nội mạng
Từ 01/03/2013 đến 31/12/2013:
Từ 0 đồng đến 1.000 đồng/giao dịch
Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014:
Từ 0 đồng đến 2.000 đồng/giao dịch
Từ 01/01/2015 trở đi:
Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch
Ngoại mạng
Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch
d)
Chuyển khoản
Từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch
đ)
Xem thêm : Cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
Giao dịch khác tại ATM
Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ
4.
Phí dịch vụ thẻ khác
Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ
Tùy vào từng loại thẻ ATM của từng ngân hàng sẽ có mức phí thường niên khác nhau, tuy nhiên mức phí thường niên thẻ ATM phổ biến hiện nay(Mức phí này chỉ mang tính chất tham khảo) như sau:
Agribank: 30.000 đồng/thẻ/năm
Vietcombank: 50.000 đồng/thẻ/năm
BIDV: 40.000 đồng/thẻ/năm
VietinBank: 40.000 đồng/thẻ/năm
Sacombank: 50.000 đồng/thẻ/năm
Techcombank: miễn phí thường niên
VPBank: miễn phí thường niên
MB Bank: 30.000 đồng/thẻ/năm
OCB: 50.000 đồng/thẻ/năm
ACB: 50.000 đồng/thẻ/năm
Như vậy, mức phí thường niên thẻ ATM phổ biến trong khoảng 30.000 – 50.000 đồng/thẻ/năm tùy ngân hàng. Một số ngân hàng có chính sách miễn phí để thu hút khách hàng như Techcombank, VPBank… Người dùng cần cân nhắc nhu cầu sử dụng và chính sách của từng ngân hàng để lựa chọn đăng ký mở thẻ ATM phù hợp.
3. Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ ATM
Theo Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-NHNN quy định về các nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ ATM như sau:
– Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN.
– Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
– Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
– Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
– Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
(Giao dịch POS là giao dịch thẻ thực hiện qua thiết bị đọc thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ (gọi tắt là POS) để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin số dư tài khoản, hoàn trả tiền theo yêu cầu chủ thẻ, rút tiền mặt và các giao dịch thẻ khác tại POS. Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 35/2012/TT-NHNN).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp