Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Cho ví dụ

1.1 Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là những dạng vật chất hiện diện xung quanh con người, chúng tồn tại từ thuở sơ khai và vẫn còn tiếp diễn trong tương lai mà con người có thể khai thác sử dụng.

tai-nguyen-thien-nhien-la-gi
Tài nguyên thiên nhiên là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Ví dụ về tài nguyên thiên nhiên

Căn cứ vào hình dạng và tính chất của vật chất mà chúng ta có thể chia thành các loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau:

– Tài nguyên đất: Loại tài nguyên chiếm tỷ lệ phần trăm rất lớn trên hành tinh của chúng ta. Vai trò của đất vô cùng quan trọng. Đất được cấu tạo từ hợp chất vô cơ và hữu cơ, trong đất chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng và vi sinh vật tạo ra môi trường sống lý tưởng, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho môi trường tự nhiên.

tai-nguyen-dat
Tài nguyên đất (Ảnh minh hoạ)

– Tài nguyên nước: Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, hơn 70% trọng lượng cơ thể là nước. Đó là những con số để nói lên tầm quan trọng của nước. Được tạo ra từ hidro và oxi, nước trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho cuộc sống của con người.

tai-nguyen-nuoc

– Tài nguyên rừng: Cây cối, động vật ở rừng, nước suối,… đều thuộc tài nguyên rừng. Để duy trì oxi có toàn bộ hành tinh này, rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào mục đích sử dụng để chia thành nhiều loại rừng khác nhau: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Mỗi loại rừng sẽ có những chức năng đặc biệt để đưa vào khai thác hợp lý.

tai-nguyen-rung

– Tài nguyên biển: Biển là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng các loại vi sinh vật, hải sản, cùng nhiều loại thực vật, muối và nước biển. Theo thống kê, có khoảng 230000 sinh vật biển được tìm thấy và ước tính con số này có thể tăng lên theo thời gian.

tai-nguyen-bien
Tài nguyên biển (Ảnh minh hoạ)

– Tài nguyên khoáng sản: Chúng ta dễ nhầm tài nguyên thiên nhiên là khoáng sản. Thật ra, khoáng sản chỉ là một phần của tài nguyên thiên nhiên mà thôi. Đây là tài nguyên được tích tụ ở dạng đơn chất hay hợp chất có giá trị kinh tế cao. Khi những hợp chất này được tụ tập tại một nơi với số lượng lớn, người ta gọi là mỏ khoáng sản. Hiện tại, nước ta nổi tiếng với rất nhiều mỏ như mỏ dầu, mỏ than, sắt,…

tai-nguyen-khoang-san
Tài nguyên khoáng sản (Ảnh minh hoạ)

– Tài nguyên năng lượng: Là những nguồn tài nguyên như mặt trời , gió, sức nước, … Chúng ta có thể sử dụng tài nguyên này trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện nay, việc sử dụng nguồn tài nguyên mặt trời hay gió được mọi người quan tâm và khuyến khích sử dụng do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

tai-nguyen-nang-luong
Tài nguyên năng lượng (Ảnh minh hoạ)

2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì?

Xung quanh chúng ta được bao quanh bởi toàn bộ tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta sẽ không tồn tại nếu không có chúng. Nếu tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người. Vậy vai trò quan trọng của tài nguyên thiên nhiên là gì?

  • Đối với hình thành và phát triển xã hội

– Tài nguyên là nguồn nguyên liệu để tạo ra thức ăn, nước uống mỗi ngày. Những sản phẩm chúng ta ăn hàng ngày như rau, cá, thịt,… đều là sản phẩm của tự nhiên

thuc-an-hang-ngay
Thức ăn hàng ngày (Ảnh minh hoạ)

– Phục vụ cho sự hình thành và phát triển xã hội như ngày hôm nay. Từ đường xá, cầu cống cho đến ngôi nhà chúng ta ở, chiếc xe chúng ta đi, laptop chúng ta làm việc đều có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên.

– Tạo ra nguồn năng lượng chúng ta sử dụng hàng ngày. Điện được sản xuất từ vận tốc nước, nhiên liệu như xăng dầu để chúng ta di chuyển.

  • Đối với kinh tế

– Nguồn tài nguyên phong phú sẽ đóng góp to lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu cho quốc gia

+ Chúng ta có thể thấy những quốc gia giàu tài nguyên sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Với nguồn tài nguyên dồi dào, doanh nghiệp có thể khai thác và phục vụ hoạt động kinh doanh của mình mà không cần lo thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất. Thậm chí, nếu sản xuất dư có thể xuất khẩu với giá cao sang những nước khác

hoat-dong-khai-thac-khoang-san
Hoạt động khai thác khoáng sản (Ảnh minh hoạ)

+ Sẽ được các công ty đa quốc gia hợp tác và đầu tư mạnh. Đặc biệt đối với các nguồn nguyên liệu quý hiếm. Khi đó, quốc gia sẽ được đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ cho việc khai thác.

– Người dân sẽ có cơ hội để có công ăn việc làm

+ Với việc được các tập đoàn lớn đầu tư, dẫn đến nhu cầu nhân công tăng cao. Người dân sẽ được tạo công ăn việc làm ổn định để có cuộc sống tốt hơn. Chi tiêu tăng, dẫn đến lượng sản phẩm tiêu thụ tăng theo. Khi đó nhiều doanh nghiệp lại mọc lên, tạo ra chu kỳ kinh tế phát triển.

3. Thực trạng về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ta

Mức độ ảnh hưởng của việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên là gì? Cùng tham khảo nhé!

  • Đối với tài nguyên rừng

– Việt Nam với ¾ diện tích là đồi núi và rừng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với nước ta. Tuy nhiên, độ bao phủ của rừng và đồi núi ngày càng suy giảm do nạn khai thác rừng bất hợp pháp. Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta đạt 46%, đây là con số vẫn còn khiêm tốn so với kỳ vọng.

do-che-phu-rung
Độ che phủ của rừng (Ảnh minh hoạ)

– Hầu hết, diện tích rừng phòng hộ ngày càng giảm trong khi rừng sản xuất ngày càng tăng. Với việc trồng những cây ngắn hạn để sản xuất, khiến việc bảo vệ rừng không còn bền vững. Đặc biệt nạn chặt phá rừng diễn ra tràn lan, chưa được kiểm soát làm rừng phòng hộ ngày càng giảm chất lượng, cũng như số lượng

  • Đối với tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản được liệt vào danh sách tài nguyên bị khai thác quá mức. Không khó để nhận thấy được lợi ích kinh tế mà khoáng sản mang lại. Hiểu được điều này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã lạm dụng khai thác vượt mức so với quy định. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

hoat-dong-khai-thac-khoang-san-qua-muc
Hoạt động khai thác khoáng sản quá mức (Ảnh minh hoạ)
  • Đối với tài nguyên đất

– Mặc dù đất là loại tài nguyên có thể tái sử dụng những việc khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa đất. Nạn chặt cây, phá rừng làm đất dễ xói mòn. Ngày càng nhiều vụ sạt lở đất xảy ra, gây nguy hiểm cho người dân ở gần đó

nan-sat-lo-dat
Nạn sạt lở đất (Ảnh minh hoạ)

– Những hoạt động phun thuốc trừ sâu, bón phân vô tội vạ hay hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản đã thải lượng hóa chất độc hại vào đất, phá đi tính sinh học và dinh dưỡng của đất.

– Hiện nay, việc đánh bắt chưa được kiểm soát gắt gao, nhiều vụ việc dùng bom để đánh bắt cá vẫn còn diễn ra thường xuyên. Các nhà máy xí nghiệp bí mật thải hàng tấn chất độc một cách bất hợp pháp mà vẫn chưa được cơ quan kiểm soát.

tai-nguyen-bien-bi-o-nhiem
Tài nguyên biển bị ô nhiễm (Ảnh minh hoạ)

– Nước ta chưa có những quy định cụ thể việc đánh bắt cá lớn, cá bé. Tất cả những hành động như vậy làm môi trường biển ngày càng ô nhiễm.

4. Quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Hiện nay, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hành động cấp thiết, cần được kiểm soát chặt chẽ.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14, các cá nhân, cơ quan, tổ chức,… trên lãnh thổ Việt Nam phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường không ô nhiễm. Đồng thời, phải có trách nhiệm báo cơ quan tổ chức có thẩm quyền về những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể như sau:

– Đối với tài nguyên nước: Theo Điều 7 của Luật này, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng nước, trầm tích và môi trường thuỷ sinh của nước mặt; Kiểm soát nguồn thải vào nước dựa vào khả năng chiụ tải của nguồn nước; các dự án xả nguồn thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải sẽ không được phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường…

– Đối với tài nguyên đất: Theo Điều 15, các dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất đều cần phải được xem xét, đánh giá tác động đến môi trường đất, phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm đất; trách nhiệm bảo vệ môi trường đất là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, mọi hành vi chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép; săn bắn, bẫy, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép; huỷ hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng đều là những hành vi bị nghiêm cấm.

Ngoài ra, Luật cũng nhấn mạnh, bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Theo Luật Khoáng sản 2010, việc khai thác khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch và chiến lược; mọi hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành sau khi được cấp phép; việc khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản…

Lời kết

Hiểu được khái niệm và vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì. Là một người công dân trách nhiệm, chúng ta nên ý thức đến việc giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên mà tạo hóa đã ban tặng sẽ giúp trái đất trở thành hành tinh đáng sống hơn.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.