Sự thành công, phát triển của mỗi doanh nghiệp chắc chắn không thể nào thiếu được sự đóng góp của các loại tài sản. Trong đó, tài sản cố định vô hình nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vậy tài sản cố định (TSCĐ) vô hình là gì? Xác định nguyên giá đối với loại tài sản này như thế nào? Khấu hao TSCĐ bằng cách nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được GSOFT giải đáp chi tiết ngay sau đây!
- Tím khói phai ra màu gì? Những thông tin cần biết khi nhuộm
- Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không? Công dụng & Cách dùng
- Xe 7 chỗ đi được mấy người? Xe 7 chỗ chở 8 người có bị phạt?
- UỐNG NƯỚC CHANH GIẢM CÂN ĐÚNG CÁCH TRONG 7 NGÀY
- 7 tác hại nghiêm trọng do sở thích uống nước ngọt thường xuyên
1. Tài sản cố định vô hình là gì? Ví dụ minh họa
Tài sản cố định vô hình trong tiếng Anh có nghĩa là Intangible Fixed Assets. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04), TSCĐ vô hình được định nghĩa là “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”.
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về Hướng dẫn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: “Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…”
Từ 2 định nghĩa trên, có thể hiểu tài sản cố định vô hình là:
- Loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng có thể xác định được giá trị.
- Được nắm giữ bởi doanh nghiệp và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Vậy tài sản cố định vô hình gồm những gì? Tham khảo một vài ví dụ về tài sản cố định vô hình sau đây:
- Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, bằng sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,…
- Liên quan đến những mối quan hệ phi hợp đồng về lợi ích kinh tế giữa các bên như: cơ sở dữ liệu, tệp khách hàng,…
- Liên quan đến những quyền mang lại lợi ích về kinh tế về hợp đồng dân sự như: quyền kinh doanh, quyền khai thác khoáng sản,…
2. Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định vô hình
Những loại tài sản được ghi nhận là TSCĐ của doanh nghiệp nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:
- Các loại tài sản cố định vô hình đó chắc chắn thu về lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguyên giá của TSCĐ vô hình phải được xác định một cách đáng tin cậy và sở hữu giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
- TSCĐ vô hình phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- TSCĐ vô hình cần phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
- Hội tụ đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
- Doanh nghiệp cần phải xác định mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình bằng cách sử dụng những giả định hợp lý. Đồng thời có đầy đủ cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Vậy tài sản cố định vô hình là tài sản hay nguồn vốn? Nguồn vốn được hiểu là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết tài sản của doanh nghiệp từ đâu mà có và doanh nghiệp phải có trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản mà mình đang nắm giữ. Dựa vào điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình và khái niệm nguồn vốn có thể khẳng định, TSCĐ vô hình là một loại tài sản.
3. Phân loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng tổ chức/doanh nghiệp mà các tài sản cố định vô hình sẽ được phân loại chi tiết theo từng nhóm phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, tài sản cố định vô hình bao gồm:
- Quyền sử dụng đất có thời hạn;
- Quyền phát hành;
- Nhãn hiệu hàng hóa;
- Phần mềm máy vi tính;
- Giấy phép và giấy nhượng quyền;
- Bản quyền, bằng sáng chế;
- Công thức, cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
- Tài sản cố định vô hình đang trong quá trình triển khai.
4. Phương thức xác định tài sản cố định vô hình
Doanh nghiệp cần xem xét 3 yếu tố cơ bản sau đây để xác định tài sản cố định vô hình.
4.1. Tính có thể xác định
TSCĐ vô hình phải là loại tài sản có thể xác định được. Đây là yếu tố để phân biệt tài sản đó với lợi thế thương mại. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thực hiện các mục đích cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu về được những lợi ích kinh tế từ tài sản đó trong tương lai.
Tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được xem là tài sản có thể xác định, trong trường hợp doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai là do tài sản đó mang lại.
4.2. Khả năng kiểm soát nguồn lực
Xem thêm : Bật mí cho nàng 5 bí quyết nhuộm tóc màu nâu lạnh và phối đồ khí chất ngút ngàn
Doanh nghiệp được nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có khả năng hạn chế hoặc kiểm soát sự tiếp cận của những đối tượng khác liên quan đến lợi ích mà tài sản đó mang lại.
Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp về lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.
4.3. Tính chắc chắn về lợi ích kinh tế trong tương lai
Lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình mang lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm: tiết kiệm chi phí, gia tăng mức doanh thu hoặc một số lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản cố định vô hình.
Trong trường hợp một nguồn lực vô hình không thỏa mãn các yếu tố để xác định TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước.
5. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định thông qua các hình thức sau:
5.1. Đối với TSCĐ vô hình mua theo hình thức mua sắm
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm được xác định là giá mua thực tế phải trả cộng với các khoản thuế (không bao gồm những khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính từ thời điểm tài sản được đưa vào sử dụng.
Nếu TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp thì nguyên giá được tính là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không tính lãi trả chậm).
5.2. Đối với TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi
TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác thì nguyên giá tài sản chính là giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi đã cộng các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng với các khoản thuế (không bao gồm thuế hoàn lại) cùng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính từ thời điểm tài sản được đưa vào sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình được mua thông qua hình thức trao đổi với một loại TSCĐ vô hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một loại tài sản tương tự chính là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi trao đổi.
5.3. Đối với TSCĐ được cấp, được biếu, được tặng
Với TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng thì nguyên giá được xác định là giá trị hợp lý ban đầu cộng với các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính từ khi đưa tài sản vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ khi được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sở hữu tài sản điều chuyển. Khi doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán tài sản cố định nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản theo quy định.
5.4. Đối với TSCĐ được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
Với những TSCĐ được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, nguyên giá được xác định là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, quá trình sản xuất thử nghiệm cần phải chi ra tính từ thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo như dự tính.
Xem thêm : Người mệnh Hỏa nên trồng cây gì trước nhà để may mắn phát tài
Riêng các loại chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, danh sách khách hàng, quyền phát hành; chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu hay các khoản mục tương tự không đáp ứng tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình sẽ được hạch toán tài sản cố định vô hình vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
5.5. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, nguyên giá tài sản được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp cộng với các khoản phí cho việc đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các khoản phí chi ra để xây dựng những công trình trên đất); hoặc cũng có thể là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
5.6. TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nguyên giá tài sản được xác định là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để sở hữu quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về Luật sở hữu trí tuệ.
5.7. TSCĐ là các chương trình phần mềm
Đối với TSCĐ là chương trình phần mềm, nguyên giá tài sản được xác định là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sở hữu hợp pháp các chương trình phần mềm (trong trường hợp chương trình phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) theo quy định của pháp luật về Luật sở hữu trí tuệ.
6. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình
Phương pháp cũng như cách tính khấu hao tài sản cố định vô hình được áp dụng nhằm phản ánh cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp, qua đó xác định tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình. Những phương pháp khấu hao được áp dụng thống nhất cho từng TSCĐ vô hình qua nhiều thời kỳ và cũng có thể được thay đổi trong trường hợp có sự thay đổi đáng kể về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Theo quy định, doanh nghiệp sẽ tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản nhưng không được vượt quá khung khấu hao tài sản cố định vô hình, tối đa là 20 năm.
Theo đó, có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
6.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản, được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi dễ tính toán, mức chi phí được khấu hao đều qua từng kỳ sản xuất. Mức khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của các TSCĐ vô hình.
6.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Phương pháp khấu hao này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự thay đổi và phát triển nhanh chóng. Mức khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích những TSCĐ vô hình.
Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là khấu hao nhanh vào những năm đầu nên khả năng thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, do những năm đầu mức chi phí khấu hao cao nên đây còn được xem là một trong những biện pháp hoãn thuế mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.
6.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Phương pháp này được áp dụng dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Trong đó, chi phí khấu hao được phân bổ theo số lượng sản phẩm đã sản xuất được trong kỳ, sản xuất càng nhiều thì phân bổ càng nhiều và ngược lại.
Trên đây, GSOFT đã làm rõ tất cả những vấn đề liên quan đến tài sản cố định vô hình, bao gồm phương thức xác định, cách phân loại, nguyên giá tài sản và các phương pháp khấu hao. Để quản lý tài sản hiệu quả, tránh sự thất thoát hay lãng phí trong toàn bộ quá trình sử dụng cho đến khi thanh lý, việc tìm một giải pháp quản lý tối ưu là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động Quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản cho các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty,… GSOFT chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách những giải pháp phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm. Nếu quý khách đang có nhu cầu tư vấn về giải pháp quản lý tài sản hiệu quả cho doanh nghiệp, hãy nhanh chóng điền ngay form tư vấn dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp