Tài sản cố định vô hình là gì?
- 7 loài hoa ý nghĩa tặng mẹ, vợ, người yêu, đồng nghiệp ngày 8/3
- Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Dây nhảy không dây là gì? So sánh dây nhảy không dây với dây nhảy thông thường
- Danh sách các ngân hàng Nhà nước hiện nay cập nhật 2024
- Cách nấu củ gai an thai: Nấu nước củ gai đơn giản, hiệu quả nhất
1. Tài sản cố định vô hình là gì ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Bạn đang xem: Tài sản cố định vô hình là gì?
2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 213 – tài sản cố định vô hình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán tài khoản 213 như sau:
Thứ nhất, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định (TSCĐ) vô hình của doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Thứ hai, Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
3. Ví dụ về tài sản cố định vô hình
Ngoài nắm rõ khái niệm tài sản cố định vô hình là gì, chúng tôi xin cung cấp thêm ví dụ về tài sản cố định vô hình như sau:
– Ví dụ: Tài sản cố định vô hình là quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ: quyền sỡ hữu công nghiệp, quyền tác giả…
– Ví dụ: Tài sản cố định vô hình là quyền mang lại lợi ích về kinh tế tại hợp đồng dân sư, ví dụ: quyền kinh doanh, quyền khai thác khoáng sản…
– Ví dụ: Tài sản cố định vô hình là các mối quan hệ phi hợp đồng về lợi ích kinh tế của các bên, ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
4. Khấu hao tài sản cố định vô hình
Căn cứ vào Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:
– Doanh nghiệp phải tự đưa ra thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình. Thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình từ 2 đến 20 năm.
Xem thêm : Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian được phép sử dụng đất là thời gian trích khấu hao.
– Tài sản cố định vô hình là quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, quyền đối với cây trồng, vật nuôi, thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ là thời gian khấu hao.
5. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình như sau:
– Tài sản cố định vô hình sẽ thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
– Tài sản cố định vô hình phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
– Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp