Thanh khoản là gì? Ý nghĩa và cách ước tính thanh khoản

Thanh khoản một cụm từ được sử dụng thường xuyên thị trường chứng khoán, vậy thanh khoản là gì? thanh khoản chỉ dùng cho mỗi thị trường chứng khoán hay sao? Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa thanh khoản qua bài viết sau nhé.

Thanh khoản là gì? Ý nghĩa và cách ước tính thanh khoản

Thanh khoản là gì?

Trong thị trường tài chính, thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại tài sản mà không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Khoản đầu tư có thanh khoản cao thì càng có thể bán được nhanh hơn với giá trị hợp lý hoặc giá trị thị trường hiện tại. Với những yếu tố khác không thay đổi, tài sản có tính thanh khoản cao thường được giao dịch với giá cao hơn, trong khi tài sản có tính thanh khoản thấp thường bán với giá chiết khấu.

Ý nghĩa của thanh khoản

Nói cách khác, thanh khoản thể hiện mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường với mức giá phản ánh giá trị nội tại của tài sản. Tiền mặt được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể được chuyển đổi thành các tài sản khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngoại tệ, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu,… là các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Các tài sản như bất động sản, đồ sưu tầm, đồ mỹ nghệ đều tương đối kém thanh khoản.

Ví dụ: một người muốn sở hữu một chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng thì tiền mặt là tài sản có thể dễ dàng sử dụng để trao đổi. Nếu người đó không có tiền mặt nhưng lại sở hữu một bức tranh hiếm được định giá 20 triệu đồng thì việc tìm kiếm một bên để trao đổi bức tranh lấy chiếc xe máy sẽ khó khăn hơn. Thay vào đó, anh ta buộc phải bán bức tranh đi và dùng tiền để mua xe máy. Sẽ dễ dàng nếu anh ta có nhiều thời gian để thực hiện việc trao đổi, nhưng sẽ là vấn đề nếu anh ta chỉ có vài ngày để bán bức tranh. Anh ta buộc bán rẻ bức tranh đi để có đủ tiền mặt thực hiện giao dịch mua xe máy. Bức tranh ở đây có thể là ví dụ cho thanh khoản kém.

Có hai dạng ước tính thanh khoản chính là thanh khoản thị trường và thanh khoản kế toán.

Thanh khoản thị trường

Thị trường là nơi tập họp rất nhiều người mua và bán tham gia vào hoạt động giao dịch, trao đổi tài sản.

Thanh khoản thị trường để cập đến mức độ thanh khoản của cả thị trường, chẳng hạn như thi trường chứng khoán và thị trường bất động sản, cho phép tài sản được giao dịch với giá ổn định và minh bạch.

Thị trường chứng khoán có đặc trưng là tính thanh khoản thị trường cao. Nếu một sàn giao dịch có khối lượng giao dịch cao mà không bị chi phối bởi hoạt động bán, thì giá của người mua đưa ra trên một cổ phiếu và giá mà người bán sẵn sàng chấp nhận thường sẽ sát nhau. Khi đó, nhà đầu tư sẽ không phải từ bỏ lợi nhuận chưa thực hiện được để bán nhanh tài sản. Khi chênh lệch giữa giá mua và giá bán sát nhau, thị trường sẽ có tính thanh khoản cao hơn, ngược lại, khi chênh lệch lớn dần sẽ là thanh khoản kém.

Thị trường bất động sản thường có tính thanh khoản kém hơn thị trường chứng khoán. Tính thanh khoản của các thị trường khác như tiền tệ, phái sinh hoặc hàng hóa sẽ phụ thuộc vào quy mô và số lượng thành phần kinh tế tham gia vào.

Thanh khoản trong kế toán

Thanh khoản kế toán đo lường khả năng mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ với các tài sản thanh khoản mà họ sở hữu.

Đối với cá nhân, để xác định tính thanh khoản cao hay thấp, họ phải so sánh các khoản nợ với: lượng tiền họ sở hữu và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền.

Đối với doanh nghiệp, tính thanh khoản được xác định bằng cách xem xét tài sản lưu động của công ty so với các khoản nợ hiện tại.

Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự cao đến thấp (trên xuống):

  1. Tiền mặt
  2. Đầu tư ngắn hạn
  3. Khoản phải thu
  4. Hàng tồn kho

….

Kết luận

Thanh khoản là yếu tố rất quan trọng với mọi loại tài sản. Nếu thị trường không có thanh khoản, tài sản sẽ trở nên khó có thể bán, chuyển đổi tài sản hoặc chứng khoán thành tài sản. Tài sản có thanh khoản cũng giúp nhà đầu tư có thể tiết kiệm được chi phí trung gian, thời gian tìm kiếm người mua và tránh bán tháo tài sản dưới giá trị. Doanh nghiệp cũng nên giữ đủ tài sản thanh khoản để đủ khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tình trạng thiếu tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc phá sản.

Xem thêm:

  • Nên khởi nghiệp hay đầu tư vào thị trường chứng khoán?
  • Thuật ngữ thị trường chứng khoán cần nắm bắt trước khi tham gia thị trường
  • Thị trường vốn là gì? Đánh giá tiềm năng thị trường vốn

Qua bài viết trên, mong rằng đã đem lại cho bạn kiến thức hữu ích về định nghĩa thanh khoản của thị trường tài chính. Chúc bạn thành công khi sử dụng yếu tố thanh khoản vào việc đầu tư của mình.

Powered by Froala Editor