1. Tổng tư lệnh là gì?
Tổng tư lệnh thường được dùng để chỉ người giữ chức vụ chỉ huy cao nhất toàn bộ quân đội, hay mở rộng là chỉ huy toàn bộ các lực lượng vũ trang, trên một khu vực địa lý cấp quốc gia hoặc tương đương. Tổng tư lệnh có quyền ra mệnh lệnh hành động cho tất cả các lực lượng vũ trang của quốc gia, còn được gọi là Tổng tư lệnh tối cao.
Ở nhiều nước, chức danh tổng tư lệnh do nguyên thủ quốc gia đảm nhiệm (Quốc vương, Nữ hoàng, Tổng thống), một số trường hợp do lãnh đạo cao nhất của Chính phủ nắm (Thủ tướng Nhật Bản, Úc…). Tổng thống Hoa Kỳ, theo Hiến pháp 1787 của nước Mỹ, là Tổng tư lệnh của Lục quân, hải quân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Bạn đang xem: Tổng tư lệnh là gì? Tìm hiểu Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND Việt Nam?
Ở Việt Nam, từ tháng 11/1946 người chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang được gọi là Tổng chỉ huy. Đến ngày 12/3/1949 theo Sắc lệnh số 14, chức danh Tổng chỉ huy được đổi thành Tổng tư lệnh và sử dụng cho đến khi ban hành Hiến pháp năm 1959. Chức vụ Tổng tư lệnh đầu tiên được giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hiện nay, chức vụ này đã bị bãi bỏ, từ Hiến pháp năm 1959, bộ trưởng quốc phòng là người chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang.
2. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp?
Sau khi Cách Mạng tháng 8 thành công, đất nước ta bị kẻ thù trăm phương nghìn kế tìm cách tiêu diệt. Ở phía Bắc, cuối tháng 8/1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch do Mỹ giật dây, mượn cớ vào nước ta để tước vũ khí quân đội phát xít Nhật, nhưng thực chất hòng xâm lược Miền Nam nước ta. Ở miền Nam, đầu tháng 9/1945, quân đội thực dân Anh kéo đến, mượn cớ giải giáp vũ khí quân đội Nhật, nhưng âm mưu giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta một lần nữa. Trước sự đối diện của kẻ thù hung ác, gian xảo, trong khi nhà nước Việt Nam lúc ấy còn quá non trẻ, quân đội mới thành lập, trang bị vũ khí còn hết sức thô sơ, nền tài chính kiệt quệ, nạn đói do thực dân Pháp và phátxít Nhật gây ra làm 2 triệu người chết đói.
Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch và toàn dân ta đã tỏ rõ quyết tâm “Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước,” toàn dân đồng lòng hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm 19/12/1946, quân và dân cả nước đồng loạt nổ súng đánh vào các vị trí của quân Pháp ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Cần Thơ…
Trong thời điểm đó, chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang nhân dân và không đầy một năm sau, quân ta đã đánh bại cuộc tiến công chiến lược lớn nhất của quân Pháp vào căn cứ địa Việt Bắc, đập tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân địch.
Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ ký sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho vị tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Việt Nam Võ Nguyên Giáp. Trên cương vị Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch: Việt Bắc Thu Đông 1947, Chiến dịch Biên giới, 1950, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…, lần lượt đánh bại 7 tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi, với Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không – chấn động địa cầu” năm 1972 của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Đến tháng 9/1955, sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đại tướng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương cho đến khi kết thúc hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi.
Trước những cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam, Đại tướng viết bức mệnh lệnh lịch sử: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa/ Táo bạo, táo bạo hơn nữa/Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam/Quyết chiến và quyết thắng…”, bức thư động viên rất lớn tinh thần quân lính, phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân.
Lịch sử cho thất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh, được lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn vì “Văn lo vận nước văn thành võ/Võ thấu lòng dân võ hóa văn”. Ông là đại tướng đầu tiên của quân đội ta, đã 30 năm làm Tổng tư lệnh quân đội và gần 50 năm tham gia vào những suy tính chính trị ở cấp cao nhất, cũng là đại tướng thắng nhiều đại tướng nhất. Tài năng trong việc kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính trị không ai có thể sánh được.
3. Tìm hiểu Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND Việt Nam?
Xem thêm : B2 tiếng anh tương đương IELTS, Toeic bao nhiêu?
Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan chỉ huy cao nhất của lực lượng vũ trang nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tồn tại từ năm 1946 cho đến năm 1976.
Bộ Tổng tư lệnh quân đội cùng tồn tại song song với Bộ Quốc phòng. Trong một thời gian, 2 Bộ này được hợp nhất thành một:
- 11/1946 – 7/1947: Bộ Quốc phòng và các Hội viên Quân sự hợp nhất thành Bộ Tổng tư lệnh Bộ Quốc phòng, sau đó tách ra.
- 10/1948 – 3/1949: Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam hợp nhất thành Bộ Tổng tư lệnh Quốc phòng.
- 3/1949 – 1976: đổi tên thành Bộ Quốc phòng-Bộ Tổng tư lệnh, từ năm 1976 Bộ Tổng tư lệnh ngừng hoạt động, chỉ còn Bộ Quốc phòng.
Ngày 13-7-1950, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam đã tổ chức lại Bộ Tổng tư lệnh. Bộ Tổng Tư lệnh gồm có những cơ quan sau đây:
– Bộ Tổng tham mưu: Văn phòng, Cục Tác chiến, Cục Quân báo, Cục Thông tin liên lạc, Cục Dân quân, Cục Quân huấn.
– Tổng cục Chính trị: Văn phòng, Cục Tổ chức, Cục Tuyên huấn, Cục Quân pháp, Cục Địch vận, Nhà xuất bản Vệ quốc quân.
– Tổng cục cung cấp, trực tiếp giúp Tổng Tư lệnh trong việc chỉ đạo chiến tranh về phương diện quân sự: Văn phòng, Cục Quân lương, Cục Quân y, Cục Quân vụ, Cục Vận tải, Cục Quân giới, Cục Quân trang, Phòng Quân khí.
– Đoàn Thanh tra.
– Văn phòng giúp Tổng Tư lệnh trong việc liên lạc với các cơ quan chính quyền và đoàn thể nhân dân.
Ngoài ra còn có Cục Pháo binh, Cục Công binh và quân hiệu (các trường quân sự) được Tổng tư lệnh uỷ quyền Tổng Tham mưu trưởng chỉ đạo.
Từ tháng 11-1960, Bộ Quốc phòng-Tổng tư lệnh trở lại tên ban đầu là Bộ Quốc phòng, còn có những thay đổi như thành lập hoặc giải thể, tách ra hoặc nhập vào một số tổng cục, cục, viện, nhà trường hoặc cơ quan, đơn vị trực thuộc khác cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn.
4. Tổ chức tiền thân của Bộ tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam?
Xem thêm : Cách tắt ứng dụng khởi động cùng máy tính Windows 10 mà có thể bạn chưa biết!
Ngày 02 tháng 03 năm 1946, Ủy ban kháng chiến toàn quốc, còn được gọi là Hội viên toàn quốc kháng chiến được sinh ra. Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh.
Ngày 06 tháng 05 năm 1946, đổi tên Thành viên hiệp hội quân sự Theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy. Các thành viên quân sự của Hội bao gồm: Tổng cục, Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh Bộ Quốc phòng (có nhiệm vụ tiếp quản thay thế việc rút quân của Tưởng Giới Thạch), Ủy ban Liên lạc và Kiểm soát. Quân đội Việt Nam và Pháp.
Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 quyết định hợp nhất Bộ Quốc phòng với các Hội quân nhân thành Bộ Quốc phòng – Bộ Tổng tư lệnh, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo Sắc lệnh 230-SL ngày 30-11-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia.
5. Lịch sử Bộ tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam?
Theo Sắc lệnh 47/SL của Chủ tịch nước, Bộ Tổng tư lệnh gồm Bộ Tổng Tham mưu (thành lập ngày 7-9-1945), Cục Chính trị (thành lập tháng 9-1945), Cục Tình báo (thành lập ngày 7-9-1945), Tháng 3 năm 1947, tên đổi thành Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Lực lượng Phòng vệ, Văn phòng, Cục Quân huấn (thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1946), Cục Thanh tra, Cục Dân quân (thành lập tháng 1 năm 1948, từ Cục Dân quân thành lập ngày 12 tháng 2 năm 1947).
Theo Sắc lệnh 165/SL ngày 14 tháng 4 năm 1948, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân đổi tên thành Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam.
Theo Sắc lệnh 14/SL ngày 12 tháng 3 năm 1949, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam đổi tên thành Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam.
Theo Sắc lệnh 121/SL tháng 7-1950, Bộ Tổng chỉ huy gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, Đội Thanh tra và Cục.
Tháng 9 năm 1954, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam đã đổi tên thành Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp liên tục và duy nhất đứng đầu Bộ Tổng tư lệnh, ban đầu gọi là Tổng tư lệnh. Đến năm 1976, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ngừng hoạt động.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý, điều động Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp