Tài sản ngắn hạn là gì? Đặc điểm và vai trò của tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn sẽ bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí liên quan đến việc vận hành sản xuất kinh doanh.

Để xem được báo cáo tài chính (BCTC) thì bạn cũng phải hiểu rõ được những thành phần trong báo cáo có. Trong mục đầu tiên “TÀI SẢN” của báo cáo sẽ có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Vậy phân biệt giữa chúng như thế nào, đâu là đặc điểm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn?

1. Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn (short-term assets) thuộc dạng tài sản lưu động, được doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong thời gian ngắn, cụ thể là tối đa 01 năm hoặc 01 chu kỳ tài chính.

Định nghĩa về tài sản ngắn hạn được quy định rất rõ tại Điều 111, mục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tài sản ngắn hạn là gì?

Tìm hiểu về các loại tài sản ngắn hạn cũng như quy định về nó

Đối với những công ty có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng (01 năm) thì thời gian sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ tuân theo chu kỳ hoạt động của công ty.

Mục đích sử dụng tài sản ngắn hạn là để trang trải các chi phí liên quan đến việc vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Có tính không ổn định, liên tục thay đổi hình thái trong suốt quá trình kinh doanh sản xuất;

Có thể chuyển hoá từ tiền tệ sang vật chất khác hoặc chuyển hoá theo chiều ngược lại;

Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá trị của loại tài sản này;

Tính thanh khoản cao, luôn được đảm bảo khả năng thanh toán;

Thích nghi nhanh chóng với biến động lên xuống của doanh số và sản xuất của doanh nghiệp;

Đầu tư cho tài sản ngắn hạn sẽ dễ dàng thu hồi lại vốn, không tốn quá nhiều chi phí trong quá trình luân chuyển tài sản;

Luôn vận động và chuyển hoá trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, giúp chúng được vận hành trơn tru, không bị ngắt quãng.

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Những đặc điểm cơ bản của tài sản ngăn hạn

3. Vai trò của các loại tài sản ngắn hạn

Các loại tài sản ngắn hạn có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp:

– Tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường;

– Doanh nghiệp có một nguồn lực dồi dào, không thiếu hụt tài sản trong quá trình kinh doanh, sản xuất;

– Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nếu biết cách quản lý tài sản ngắn hạn một cách khoa học, các hoạt động trong công ty cũng diễn ra suôn sẻ và trơn tru.

4. Các nhóm tài sản ngắn hạn

Các nhóm tài sản ngắn hạn

Các nhóm tài sản ngắn hạn mà bạn cần biết

Tài sản ngắn hạn sẽ bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền (TK 110), gồm: tiền mặt trong quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền thể hiện các khoản đầu tư ngắn hạn được thu hồi trong thời gian không quá 03 tháng tính từ ngày đầu tư. Khoản đầu tư này có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền tương đương, không xảy ra rủi ro trong quá trình chuyển đổi. Các khoản đầu tư này có thể là tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn dưới 03 tháng…

Trong BCTC thì tài khoản thể hiện là 111 (tiền mặt), 112 (tiền gửi ngân hàng), 113 (tiền đang chuyển), 1281 (tiền gửi có kỳ hạn) 1288 (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn).

Đầu tư tài chính ngắn hạn (TK 120) gồm các khoản đầu tư có kỳ hạn không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, gồm: chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Trong BCTC thì tài khoản thể hiện gồm 121 (chứng khoán kinh doanh), 122 (dự phòng giảm giá CKKD), 123 (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn).

Các khoản phải thu ngắn hạn (TK 130) – đây là số tiền phải thu của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ hàng hoá của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán. Gồm: khoản phải thu từ khách hàng, thuế GTGT, các khoản phải thu nội bộ, nợ khó đòi và khoản phải thu khác. Các bút toán thể hiện: tài khoản 131 (phải thu ngắn hạn của KH), TK 132 (trả trước cho người bán ngắn hạn), 133 (phải thu ngắn hạn khác), 134 (tài sản thiếu chờ xử lý), 135 (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).

Hàng tồn kho (TK 140) gồm hàng hoá đang mua, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí phát sinh cho sản xuất, hàng hoá đã được bán, dự phòng hàng tồn kho. Các bút toán thể hiện gồm 141 (hàng tồn kho), 142 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Tài sản ngắn hạn khác (TK 150) – loại trừ các tài sản ngắn hạn kể trên thì còn lại các tài sản có thời gian sử dụng và thu hồi không quá 01 năm. Các bút toán thể hiện: 151 (Thuế GTGT được khấu trừ), 152 (tài sản ngắn hạn khác)

5. Cách tính tài sản ngắn hạn nhanh chóng

Tài sản ngắn hạn sẽ bằng tổng của các khoản:

Tiền mặt + Khoản tương đương tiền + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn + Chứng khoán đầu tư + Chi phí trả trước + Các tài sản ngắn hạn khác = C + CE + I + AR + MS + PE + OSA

Ký hiệu như sau:

Tiền mặt – Cash – C

Khoản tương đương tiền – Cash equivalents – CE

Hàng tồn kho – Inventory – I

Các khoản phải thu ngắn hạn – Accounts Receivable – AR

Chứng khoán đầu tư – Investment securities – MS

Chi phí trả trước – Prepaid expenses – PE

Các tài sản ngắn hạn khác – Other short-term assets – OSA

Cách tính tài sản ngắn hạn nhanh chóng

Các tính tài sản ngắn hạn nhanh chóng và chính xác

6. Phân biệt tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn

Giống:

Đều là tài sản của doanh nghiệp, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.

Khác:

Tiêu chí Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Thời gian sử dụng Tài sản sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn dưới 01 năm tài chính Tài sản sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong suốt cả chu kỳ kinh doanh Phân loại Gồm tiền mặt, khoản phải thu ngắn hạn, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác Khoản đầu tư dài hạn như bất động sản, thiết bị, nhà máy, khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, các tài sản dài hạn khác Đặc điểm – Có tính thanh khoản cao, luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chuyển đổi dễ dàng thành tiền, đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. – Thời gian luân chuyển ngắn và liên tục – Ít rủi ro về biến động giá trị. – Dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu hồi vốn dễ dàng trong thời gian ngắn, không tốn kém quá nhiều chi phí của doanh nghiệp – Có tính thanh khoản thấp hơn, khó chuyển đổi thành tiền. – Thời gian luân chuyển dài. – Nhiều rủi ro khi biến động giá trị – Khó thích nghi với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do thời gian thu hồi vốn lâu và tốn kém nhiều chi phí của doanh nghiệp Mục đích sử dụng Luôn luân chuyển để việc sản xuất kinh doanh được liên tục, không gián đoạn. Kỳ vọng là đem về cho doanh nghiệp lợi ích trong dài hạn. Khấu hao Không bị tính khấu hao Có tính khấu hao, phân bổ chi phí trong dài hạn Bút toán, tài khoản 110, 120, 130, 140, 150 210, 220, 230, 240, 250, 260 Ghi nhận giá trị Đánh giá hàng kỳ do bị ảnh hưởng theo biến động thị trường Ghi nhận theo phương pháp giá gốc

Tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết đối với hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nếu có đủ tài sản ngắn hạn thì quá trình vận hành của doanh nghiệp sẽ đảm bảo và càng phát triển về sau. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về tài chính trên TOPI bạn nhé!