Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, rau đắng đất là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 10cm, thân và cành nhẵn, màu đỏ tím, mọc tỏa tròn. Lá rau đắng nhỏ, mọc so le, hình mác hẹp. Hoa rau đắng có màu hồng tím. Loại cây này mọc dại ở nhiều nơi, từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp. Chúng thường mọc thành đám ở các ruộng đồng hoa màu, bãi sông,…
Rau đắng có tác dụng gì?
Các thành phần có trong rau đắng là tinh dầu, tanin, axit silicic, oxalic, cafeic, galic; các glycosid: avicularosid, kaempferitrosid; các dẫn chất polyphenol: quercetin, kaemferol, quercitrin, esculetin, avicularin,…; dẫn chất anthranoid: emodin; các axit amin: methionin, prolin, serin, treonin, tyrosin, phenylalanin; các loại đường, chất nhầy… Vậy rau đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bạn đang xem: Rau đắng có tác dụng gì?
Rau đắng chứa nhiều chất xơ và các loại dinh dưỡng khác nên rất tốt cho chế độ ăn giảm béo, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, phù hợp với các đối tượng đang mắc bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường. Với những người mong muốn giảm cân, rau đắng là một loại thực phẩm tốt để thêm vào chế độ ăn kiêng.
Xem thêm : Biểu lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 12/2022: Cao nhất bao nhiêu?
Trong dân gian, rau đắng có khả năng cầm máu vì ethanol trong nước sắc và cao chiết có tác dụng làm tăng khả năng đông máu. Rau đắng có tác dụng hạ huyết áp, lợi mật, lợi tiểu và giúp hạ sốt. Một số bài thuốc từ rau đắng có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, rau đắng có thể ức chế sự phát triển của liên cầu khuẩn, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn mủ xanh và nấm ngoài da.
Trong đời sống hằng ngày, rau đắng được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da… Ở Ấn Độ, chúng còn được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và điều trị ứ sản dịch. Bạn có thể giã nát rau đắng rồi trộn với dầu castor, đắp nóng để chữa đau tai. Dịch chiết từ loại cây này còn dùng trị ngứa và bệnh ngoài da.
Theo y học cổ truyền, rau đắng có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, trị ngứa, lợi tiểu. Rau đắng cũng có tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ, hoặc những bệnh lý về đường tiết niệu như đi tiểu buốt, tiểu rắt, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, phù nề,…
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, rau đắng thường được sử dụng làm nguyên liệu trong những bữa ăn. Phần sử dụng được là lá và thân. Rau đắng thường được nấu cùng với cháo cá lóc, cá kèo,…
Một số lưu ý khi sử dụng rau đắng
Xem thêm : Mê mẩn với 5 thư viện Đại học đẹp nhất Việt Nam, sang chảnh không khác gì khách sạn cao cấp
Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng rau đắng. Một số thí nghiệm trên chuột cho thấy, các chất trong rau đắng có thể gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu làm tăng nguy cơ xuất huyết, sảy thai.
Rau đắng rất tốt với người bị táo bón nhưng ngược lại, với người không có vấn đề gì về tiêu hóa hoặc bụng dạ yếu sẽ dễ bị tiêu chảy khi ăn rau đắng.
Ăn cây rau đắng có giảm cân không là câu hỏi nhiều chị em đặt ra. Câu trả lời là có, nhưng bạn cần phải kết hợp rau đắng với chế độ ăn kiêng hợp lý. Ăn rau đắng quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy bụng, tức bụng. Chị em cần lưu ý kết hợp rau đắng với những thực phẩm lành mạnh khác và một chế độ luyện tập thể dục cân đối để có hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp