Theo quan niệm kiêng cữ sau sinh dân gian, sản phụ sau sinh phải kiêng cắt móng tay chân trong từ 1 tháng đến 3 tháng 10 ngày. “Ông bà xưa cho rằng nếu cắt móng tay chân vào buổi tối có thể khiến mẹ bị vô hồn, mất ý thức. Mới nghe qua, thông tin này thực sự đáng sợ và khiến các bà mẹ có ý định cắt móng phải dè chừng. Nhưng thực tế, ở cữ có được cắt móng tay không?
- Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
- Tụ điện và nguyên lý làm việc của tụ điện là gì? Bạn đã biết chưa?
- 8 lời khuyên hữu ích cần biết khi tiêm phòng cho chó
- Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Nên ăn gì để bổ sung?
- Sinh tháng 3 cung gì? Giải mã tính cách, sự nghiệp, tình yêu
Ở cữ là gì?
Ở cữ là thời gian sau sinh khoảng 1 tháng. Đây là khoảng thời gian người mẹ tập trung vào việc nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể để phục hồi sức khỏe. Theo quan niệm dân gian, thời gian ở cữ kéo dài 3 tháng 10 ngày. Nhưng theo quan điểm y học hiện đại, thời gian ở cữ thường kéo dài 1 tháng.
Bạn đang xem: Ở cữ có được cắt móng tay không?
Thời gian ở cữ dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh của từng người. Và để sức khỏe phục hồi nhanh chóng, chế độ ăn uống, vệ sinh, chăm sóc cơ thể của sản phụ có nhiều điều nên làm và nhiều điều nên tránh. Trong vấn đề kiêng gì và không kiêng gì cũng có nhiều quan điểm bất đồng giữa truyền thống và hiện đại. Một trong số đó liên quan đến vấn đề kiêng cắt móng chân, móng tay.
Ở cữ có được cắt móng tay không?
Ở cữ sau sinh là thời điểm cơ thể người mẹ rất yếu ớt và cần được chăm sóc, kiêng cữ cẩn thận mới nhanh phục hồi. Việc kiêng cữ vô cùng quan trọng và luôn được các gia đình lưu tâm. Nhiều quan điểm cho rằng sản phụ không kiêng cắt móng tay có thể bị suy giảm sức khỏe, mắc các vấn đề tim mạch… Dân gian còn lưu truyền, cắt móng tay chân vào ban đêm dễ dẫn đến mất ý thức, vô hồn.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, các bác sĩ phản đối quan điểm trên. Ở cữ có được cắt móng tay không? Theo các bác sĩ là hoàn toàn có thể. Trung bình, móng tay của chúng ta sẽ dài ra khoảng 4mm mỗi tháng. Móng tay bên tay thuận sẽ dài nhanh hơn móng tay bên còn lại. Và các bác sĩ khuyên chúng ta cắt móng tay mỗi tuần một lần. Nếu để móng hết thời gian ở cữ khoảng 1 tháng, móng tay sẽ quá dài gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Vì sao không nên để móng tay quá dài?
Xem thêm : Có người thân mất, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Ở cữ có được cắt móng tay không? Câu trả lời là có. Vì vậy, mẹ sau sinh đừng nuôi móng tay quá dài. Móng tay là nơi tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn. Móng tay quá dài sẽ góp phần làm lây lan mầm bệnh. Đặc biệt, bàn tay mẹ tiếp xúc nhiều nhất với đồ dùng, đồ ăn, làn da của em bé.
Móng tay dài không chỉ là lây lan vi khuẩn, virus sang bé mà còn dễ làm trầy xước và gây đau cho bé. Móng tay quá dài cũng khiến việc chăm sóc bé gặp nhiều khó khăn, vướng víu. Để móng quá dài cũng dễ bị gãy móng, xước móng gây đau đớn.
Cần lưu ý gì khi cắt móng?
Ở đầu các ngón tay là vị trí tập trung nhiều đầu dây thần kinh. Nó giống như lá chắn bảo vệ các mạch máu và dây thần kinh, cũng có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi cắt móng tay, sản phụ ở cữ nên lưu ý không cắt móng tay quá sát, tránh cắt vào phần thịt ở đầu ngón tay. Cắt móng tay quá sát phần thịt ở đầu ngón tay sẽ dễ gây đau đớn khi hoạt động. Việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, nấm móng.
Ngoài ra, mẹ nên tránh xa bé khi cắt móng để tránh làm móng tay bắn vào mắt bé. Khi cắt móng, mẹ cũng không nên ngồi trên giường tránh để móng tay dính vào chăn ga, quần áo. Nếu không may bé nuốt phải mảnh móng tay sẽ vô cùng nguy hiểm.
Quan sát móng tay để biết tình hình sức khỏe sau sinh
Thông thường, đa số mọi người chỉ quan tâm đến thông tin ở cữ có được cắt móng tay không mà ít ai biết móng tay cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của sản phụ sau sinh. Sức khỏe sản phụ sau sinh giảm sút rất nhiều. Biết màu sắc móng tay tiết lộ điều gì giúp sản phụ điều chỉnh chế độ chăm sóc bản thân tốt hơn.
Xem thêm : Cây sài đất có tác dụng gì?
Nếu sản phụ có sức khỏe tốt, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, bề mặt trơn nhẵn, không có màu khác lạ. Trong những trường hợp sau đây, móng tay tiết lộ sức khỏe mẹ sau sinh đang có vấn đề:
- Móng tay có sọc ngang là biểu hiện cơ thể đang thiếu kẽm hoặc protein hoặc mắc các bệnh về thận hay gan.
- Móng tay mỏng dẹt, lõm xuống có thể cảnh báo bạn đang thiếu máu và thiếu sắt.
- Móng tay khô, giòn sẽ dễ gãy nguyên nhân do cơ thể thiếu biotin.
- Hình bán nguyệt ở gốc ngón tay lớn hơn 1/4 móng là biểu hiện của các bệnh về gan.
- Móng bong tróc thường là triệu chứng của bệnh vẩy nến.
- Móng lồi lên như bị sưng có thể là biểu hiện của bệnh về phổi, gan hoặc tuyến giáp.
Mẹo chăm sóc móng bóng khỏe
Nếu ngoài vấn đề ở cữ có được cắt móng tay không, mẹ còn quan tâm đến việc làm đẹp cho đôi tay của mình thì nên lưu ý những mẹo sau nhé!
- Nếu móng tay khô, bong tróc, giòn và dễ gãy có thể dùng kem dưỡng ẩm để giúp móng chắc khỏe hơn.
- Không nên sử dụng sơn móng tay trong thời gian ở cữ. Vì các loại sơn móng tay dù tốt đến đâu cũng ít nhiều chứa hóa chất, không tốt cho cả móng và em bé.
- Nếu móng tay mỏng và yếu, mẹ có thể bổ sung biotin (vitamin H). Không những tốt cho da, chất này còn tốt cho tóc, kích thích mọc tóc và giải quyết luôn được tình trạng rụng tóc sau sinh.
- Không nên sử dụng các loại giũa móng bởi chung dễ làm gãy móng hoặc nứt móng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp sản phụ giải đáp thắc mắc ở cữ có được cắt móng tay không. Mỗi tuần cắt móng tay một lần, không nên để quá dài và không nên cắt quá ngắn là hợp lý đúng không nào? Hãy yên tâm chăm sóc cơ thể theo cách khoa học nhất vì chính bản thân và bé yêu của mình nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp