Tại sao có bầu không được nằm võng? Nhiều người cho rằng nằm võng đem lại cảm giác thư giãn và giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bà bầu nằm võng có thể gặp những ảnh hưởng xấu cho cơ thể của cả hai mẹ con. Vậy bà bầu không được nằm võng vì lý do gì?
Vì sao có bầu không được nằm võng?
Bà bầu không nên nằm võng vì sự đung đưa của võng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho họ. Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng võng đung đưa sẽ giúp con người đến với giấc ngủ nhanh hơn, đồng thời trí nhớ cũng được cải thiện, thế nhưng đối với bà bầu lại khác. Cùng xem những ảnh hưởng sau đây để biết tại sao có bầu không được nằm võng.
Bạn đang xem: Tại sao có bầu không được nằm võng? Nằm võng ảnh hưởng gì tới thai nhi?
Nằm võng gây chèn ép cho thai nhi
Bà bầu khó có thể điều chỉnh cơ thể nếu bị tê chân thay hỏi trong lúc nằm võng. Không những vậy, nằm võng có thể khiến thai nhi bị chèn ép, gây khó chịu và bức bối. Do vậy, với ảnh hưởng cho cả mẹ và bé của võng, có thể hiểu được tại sao có bầu không được nằm võng.
Nằm võng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Khi nằm võng, đầu và chân thường cao, trong khi phần thân dưới thấp và hơi gập. Điều này dẫn đến hiện tượng tim, phổi và một số bộ phận khác bị chèn ép. Kết quả là bà bầu dễ bị khó thở và nhồi máu cơ tim.
Không những thế, việc ảnh hưởng đến lưu thông máu cũng là nguyên nhân hàng đầu tại sao có bầu không được nằm võng. Tình trạng này sẽ tác động không tốt cho hệ tim mạch.
Mẹ bầu dễ bị ngã khi nằm võng
Với cái bụng cồng kềnh, bà bầu thường đi lại đã rất khó khăn. Bởi vậy, khi nằm đung đưa trên võng, nguy cơ bị ngã càng cao hơn. Do đó, đây cũng là lý do mà mẹ không nên nằm võng khi mang thai để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Nằm võng dễ gây tổn thương cột sống
Xem thêm : Hiện tượng nguyệt thực là gì? Một năm sẽ có bao nhiêu lần nguyệt thực?
Một số nghiên cứu cho thấy việc nằm võng có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Đối với phụ nữ mang thai, nguy cơ này càng cao hơn vì canxi không đủ cấp cho xương nên dễ gãy hơn.
Trong lúc nằm võng, các gai cột sống sẽ xuất hiện khiến dây thần kinh cổ, vai, gáy, có thể bị đau và tê liệt.
Bà bầu nên nằm ở tư thế nào là tốt nhất?
Bà bầu không nên nằm võng để có thể tránh được những rủi ro về sức khỏe. Vậy khi nằm giường, các mẹ nên nằm nghiêng, ngửa, sẽ tốt hơn? Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bà bầu nên nằm ở những tư thế khác nhau để có thể ngủ ngon hơn.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, bụng của bà bầu không quá lớn. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể chọn tư thế ngửa hay nghiêng sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, nên hạn chế tư thế nằm sấp vì nó sẽ khiến bụng khó chịu và gây chèn ép thai nhi.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ
Từ giai đoạn này, mẹ nên tập làm quen với nằm nghiêng vì tư thế này sẽ đem đến sự dễ chịu nhất. Nếu gặp nhiều khó khăn khi nằm nghiêng, hãy bắt đầu dùng chiếc gối mềm để chân được kê cao lên.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ
Khi tử cung bắt đầu xoay theo hướng phải ở giai đoạn này, các mẹ nên nằm nghiêng bên trái để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nằm co người để em bé không bị ảnh hưởng và không chịu áp lực từ mẹ.
Lưu ý: Khi nằm giường, bạn nên chọn chiếc gối mềm mại và thoải mái nhất, để không bị đau đầu và khó ngủ. Ngoài ra, không di chuyển, đổi tư thế liên tục để tránh làm ảnh hưởng đến em bé.
Mẹo giúp mẹ bầu dễ ngủ ngon không cần nằm võng
Xem thêm : Liên minh châu Âu và những thông tin không phải ai cũng biết
Tình trạng mất ngủ xảy ra khá thường xuyên ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, với những rủi ro do nằm võng gây ra, mẹ không nên chọn võng để dễ đi vào giấc ngủ. Thay vào đó, các mẹ có thể chọn những cách khác đơn giản và đảm bảo tốt cho cơ thể hơn.
– Uống đủ nước vào ban ngày để hạn chế đi tiểu vào ban đêm gây mất ngủ.
– Không nên ngủ nhiều vào buổi trưa, để tránh tình trạng khuya rồi vẫn chưa ngủ.
– Tuyệt đối không uống các đồ uống dễ gây mất ngủ như cafe, trà.
– Uống sữa ấm trước khi ngủ để ngủ ngon hơn.
– Chú ý không gian phòng thông thoáng, nhiệt độ vừa đủ, không để quá nhiều đồ trong phòng tạo bầu không khí lưu thông dễ chịu.
– Massage nhẹ nhàng hoặc ngâm chân bằng nước ấm .
– Tập yoga nhẹ nhàng trước khi ngủ, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp mẹ ngủ ngon.
– Các bà bầu nên nằm nghiêng bên trái vào những tháng cuối thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi…
Về cơ bản, trước những nguy hiểm mà võng gây ra, có thể hiểu tại sao có bầu không được nằm võng. Mặc dù võng có thể đưa cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn, song bà bầu vẫn không nên vì mất ngủ mà cố gắng nằm võng. Thay vào đó, hãy thử những mẹo đơn giản khác để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp