Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Những thành viên này được gọi là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Bạch cầu cao khi mang thai có nguy hiểm?
- M nhỏ trong hóa học là gì? tìm hiểu về m và M?
- Câu 21: Đô thị đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào thời gian nào ? A. Thế kỉ V trước Công nguyên.B. Thế kỉ III trước Công nguyên. C. Đầu công nguyênD. Thế kỉ III sau Công nguyên. Câu 22: Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Tỉ lệ dân đô thị tăng rất nhanh.B. Đô thị phân bố đều giữa các vùng. C. Diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.D. Nhiều đô thị lớn và hiện đại được hình thành. Câu 23: Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp ? A. Số lượng đô thị đặc biệt còn ít.B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế. C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều. Câu 24: Đô thị nào ở nước ta được hình thành vào thế kỷ XI? A. Thăng Long.B. Phố Hiến.C. Phú Xuân.D. Hội An. Câu 25: Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là A. tăng thu nhập cho người lao động.B. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. C. tạo thị trường rộng có sức mua lớn.D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 26: Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ thị dân ở miền Bắc thấp hơn miền Nam ? A. hậu quả của chiến tranh giai đoạn 1754 – 1975.B. nhiều đô thị lớn được xây dựng ở miền Nam. C. kinh tế của miền Bắc chủ yếu là nông nghiệp.D. công nghiệp, dịch vụ miền Nam phát triển hơn. Câu 27: Quá trình đô thị hóa của nước ta đang ở mức thấp và diễn ra chậm chạp phản ánh nền kinh tế nước ta A. còn chưa phát triển mạnh.B. đang phát triển rất mạnh. C. là nền kinh tế công – nông nghiệp.D. là nền kinh tế hậu công nghiệp. Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển khá nhanh? A. Nước ta hội nhập với khu vực và quốc tế. B. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. C. Nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tới tháng nên uống gì giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả?
- Cậu bé 11 tuổi có IQ thuộc top 1% thế giới, cao hơn Albert Einstein
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014:
“3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Bạn đang xem: Tại sao công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán ?
Mà theo Khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật chứng khoán sửa đổi 2010, chứng khoán bao gồm những loại giấy tờ sau: “1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
- a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
- c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
- d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.”
Như vậy, trong công ty hợp danh muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán là hoàn toàn không thể. Điều này, dẫn đến việc khó khăn trong việc huy động vốn đối với loại hình công ty hợp danh. Trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp 2014, đã có rất nhiều thắc mắc về câu hỏi: Tại sao công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán?.
Xem thêm : Hướng dẫn cách đổi ngôn ngữ trên máy tính Dell
Trước hết, xuất phát từ đặc điểm của công ty hợp danh mang tính đối nhân. Vì vậy, trên thực tế, các cá nhân đứng ra để đảm nhận vai trò thành viên hợp danh nhằm mục đích thành lập đã có mối quan hệ thân thiết, có sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau cho nên việc cho phép công ty hợp danh phát hành chứng khoán là không phù hợp. Bởi vì, những loại chứng khoán thông dụng như trái phiếu, cổ phiếu một khi phát hành ra công chúng sẽ có thể được sở hữu bởi rất nhiều người không quen biết nhau, ở những nơi khác nhau. Vì thế, nếu cho công ty hợp danh phát hành chứng khoán sẽ dẫn đến việc đi ngược lại với tính chất, đặc điểm của công ty hợp danh.
Thứ hai, công ty hợp danh mang tính chất chịu trách nhiệm vô hạn. Trong khi đó chứng khoán bản chất là một loại giấy tờ chứng minh phần vốn của một người sở hữu và chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro trong phần vốn góp, khoản đầu tư. Vì vậy, đặc điểm chịu trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh không cho phép nó có thể phát hành các loại chứng khoán.
Như vậy, về bản chất chứng khoán và công ty hợp danh là khác nhau. Cho nên, việc quy định công ty hợp danh được quyền phát hành chứng khoán sẽ dẫn đến xung đột pháp lý, có thể gây thiệt hại đến người góp vốn và nhà đầu tư. Vì vậy, Luật doanh nghiệp 2014 quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào là điều hợp lý.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.Hotline: 0902.990.954 Email: infotuvanltl@gmail.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp