1. Cấu tạo cơ thể cua
Cua là loài động vật giáp sát có 10 chân. Hai chân phía trước tiến hóa thành hai càng để tự vệ và xé thúc ăn. Xương của cua nằm bên ngoài trong khi thịt lại được bao bọc bên trong. Đầu và mình cua liền nhau thành một khối và được bao bọc bởi mai cua bên trên.
- Nước gạo Hàn Quốc có công dụng gì? Uống như thế nào cho tốt
- Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Thông tin cập nhật năm 2023
- Tuổi Giáp Tý 1984 mệnh gì? Hợp với tuổi nào, màu nào?
- Sinh năm 1997 Đinh Sửu năm 2029 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Đinh Sửu
- Mặt nạ sủi bọt cà rốt là gì? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
Xem thêm : Out of Stock – gây nhiều thiệt hại hơn bạn nghĩ
Vậy cua bị gãy càng càng mọc lại đây là hình thức gì?
Cua mọc lại càng khi gãy là hình thức tái sinh, không phải sinh sản.
2. Cua bị gãy càng có mọc lại không?
Xem thêm : Chín mé là gì? Mắc bệnh chín mé có khỏi được không?
“Cua có mọc lại càng không?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Vậy mình xin đính chính lại là 100% những loài thuộc ngành Chân Khớp đều có khả năng tái tạo phần chi, càng… đã bị mất (ngoại trừ trường hợp mất đầu). Ngành này có gần 20 lớp với hơn 1 triệu loài đã được khám phá, trong đó nổi bật nhất là 3 lớp: Côn Trùng, Giáp Xác, và Hình Nhện.
Cua là nhóm động vật giáp xác thuộc bộ Mười Chân, chung với tôm, ghẹ…
- Tất cả các bộ phận của cua như càng , chân đều có thể mọc lại từ một chồi phát sinh nơi chỗ gẫy sau khi lột xác.
- Chúng thường bị gẫy càng ngoe do tai nạn hoặc chiến đấu. Chúng có thể chủ động cho càng gẫy bỏ lại chiến trường để tẩu thoát.
- Khi gẫy càng, từ vết thương sẽ phát ra một kích thích tố kích thích khiến chúng lột bỏ xác nhanh chóng và từ trong lớp vỏ mới sẽ xuất hiện. Phần bị cụt càng (cả chân luôn) nó liền lại thành u thịt dần dần định hình lại phần bị cụt đó, nó quắp lại đến khi lớn dần như các chi khác lúc đầu rồi lớp vỏ phía ngoài đủ cứng là nó lại bung ra thành càng mới (hay chân mới)
- Vì vậy ở nhiều quốc gia, một số loài cua được người ta “thu hoạch” càng rồi thả lại xuống biển để nuôi lại càng. Tuy nhiên, khi thả xuống biển thì 50% sẽ sống tiếp và mọc càng trở lại, còn 50% thì chết. Chưa rõ nguyên nhân số 50% đó chết là do không lành được vết thương, hay là vì chết đói do không có càng để tìm mồi hoặc trở thành mồi cho loài khác.
- Tuy nhiên, càng mới sẽ nhỏ hơn càng cũ rất nhiều. Vì vậy mới có hình ảnh những con cua 1 bên càng to 1 bên càng nhỏ.
3. Môi trường sống và cách phân biệt cua đực, cua cái
- Cua sống tại các vùng nước như sông hồ và biển.
- Cua là loài ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Thức ăn của cua thường là các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến và cá.
- Cua đẻ trứng nhưng trứng được cua mẹ bảo vệ trong yếm nằm dưới bụng. Chỉ đến khi trứng nở thành con thì yếm cua me mở ra để các con cua con ra môi trường tự nhiên. Vì thế yếm cua là một trong những đặc điểm nhận dạng cua cái hay đực vì yếm cua cái lớn hơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp