Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm sẽ phát triển bệnh tim với tỷ lệ cao hơn so với dân số chung. Tình trạng tâm thần này có thể dẫn đến một số thay đổi trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc cơn đau tim. Quá nhiều căng thẳng và/ hoặc thường xuyên cảm thấy đau buồn đều làm tăng huyết áp của bạn.
Ngoài ra, trầm cảm cũng làm tăng mức độ protein phản ứng C (CRP). Đây là một dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng viêm trong cơ thể. Mức CRP cao hơn bình thường cũng được chứng minh là có khả năng dự đoán bệnh tim.
Bạn đang xem: Đau buồn có thể làm tăng nguy cơ đau tim
Xem thêm : HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG, VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Căn bệnh tinh thần này cũng có thể làm giảm hứng thú của bạn với các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả những thói quen tốt như tập thể dục để giúp ngăn ngừa bệnh tim. Đồng thời, các hành vi không lành mạnh khác rất dễ xảy ra khi một người đang đau buồn, chẳng hạn như:
- Không uống thuốc đúng chỉ định
- Không ăn một chế độ lành mạnh
- Uống quá nhiều rượu
- Hút thuốc lá.
Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm. Sự giúp đỡ của chuyên gia có thể giúp bạn trở lại xây dựng sức khỏe tốt và làm giảm khả năng tái phát các vấn đề.
Bệnh tim, đau tim và đột quỵ rất nguy hiểm nhưng có thể được ngăn ngừa trong nhiều trường hợp. Duy trì lối sống lành mạnh tốt cho tim sẽ rất có lợi đối với mọi người, đặc biệt là những người đang có nguy cơ đau tim cao do đau buồn, mất mát. Bạn có thể ngăn ngừa mắc bệnh tim bằng cách luyện tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý, giảm stress, bỏ thuốc lá và rượu bia.
Xem thêm : Khám Phá Sự Thật Nên Ăn Sữa Chua Trước Khi Ngủ Không
Dù là 20 hay 60 tuổi, mọi người đều nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện những bất thường và đánh giá các yếu tố nguy cơ đau tim, cũng như được bác sĩ hướng dẫn các dấu hiệu cảnh báo và kê đơn thực phẩm chức năng phù hợp để bảo vệ trái tim.
.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp