Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời? [Chi tiết 2024]

1. Các trường hợp cấm kết hôn

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy của Luật này, cụ thể: Kết hôn giả tạo, Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai. Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau: Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

2. Luật pháp Việt Nam cấm kết hôn trong vòng 3 đời vì

Lý do pháp luật đưa vào quy định cấm này bởi nó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho thế hệ trẻ em sau này là kết quả của những cuộc hôn nhân trực hệ nói riêng và ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa, tăng gánh nặng cho gia đình, xã hội nói chung. Theo các kết quả nghiên cứu y học, kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại, dễ đẻ con bị mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm, được thể hiện ở các khía cạnh sinh sản, sinh trưởng phát triển cụ thể như: Dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; giảm tốc độ sinh trưởng; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống. Ở Việt Nam, hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc, như: Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum). Hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền như đao, bại não, mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal). Theo số liệu thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác. Điển hình của các bệnh về máu này là bệnh thalassemia (tan máu di truyền) và bệnh ưa chảy máu (rối loạn đông máu di truyền). Hai loại bệnh tan máu bẩm sinh α và β Thal Thal đều là bệnh tan máu bẩm sinh, di truyền gen lặn, có đặc điểm chung là thể thalassemia giảm nồng độ. Trong đó quá trình tổng hợp globin của phân tử huyết sắc tố trong hồng cầu bị giảm hoặc mất hoàn toàn khiến máu bệnh nhân có những tổn thương nhỏ, tan máu nghiêm trọng và quá trình tạo hồng cầu ở tủy xương không hiệu quả.