Nhịn tiểu quá lâu có hại vì 7+ lý do này

Bàng quang căng đầy trong thời gian dài là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn tiểu lâu bị đau bụng dưới.

Bên cạnh đó, khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ giãn ra, kéo căng theo các cơ vòng bên ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát các cơ vòng, khiến nước tiểu rò rỉ.

Việc liên tục nhịn tiểu cũng khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Hành động này lặp lại quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già. Nước tiểu trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi gây các bệnh lý tại thận và ngoài thận. Thậm chí, nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận và dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc tổn thương thận. Đây cũng là một phần lý do tại sao không nên nhịn tiểu quá lâu.

Ngoài ra, nhịn đi tiểu lâu có hại vì:

1. Dẫn đến tiểu không kiểm soát

Việc nhịn tiểu quá lâu trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, tổn thương cơ sàn chậu (cơ thắt niệu đạo) – cơ giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Do đó dễ dẫn đến tiểu són, tiểu dắt.

Bệnh gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy không nguy hiểm và hiện có nhiều phương pháp chữa trị nhưng hiệu quả lại không triệt để. Vì vậy chúng ta cần hạn chế các nguy cơ có thể dẫn đến bệnh, đơn giản nhất chính là cố gắng không nhịn tiểu quá nhiều.

2. Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là bệnh nhiễm trùng, thường do vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai) dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn nếu xảy ra ở nam giới. Vì vậy, bầu nhịn tiểu có sao không thì phải lưu ý đến điều này.

Nhịn tiểu quá lâu có hại vì có thể gây nhiễm trùng tiết niệu

Đối với trẻ nhỏ, nhiễm trùng tiểu có thể gây biến chứng sẹo thận hoặc là tiền thân của bệnh tăng huyết áp. Các triệu chứng phổ biến đặc trưng gồm nước tiểu đục hoặc có máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác buốt rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh đường uống, còn nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

3. Bệnh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang. Khi bạn nhịn tiêu quá lâu đau bụng dưới thì rất có thể bệnh đã gây viêm và xuất hiện triệu chứng đau bàng quang. Những người bị bệnh này có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng vi khuẩn là “thủ phạm” đáng ngờ nhất.