1.1 Ngủ sai tư thế
Việc ngủ sai tư thế ví dụ như: Ngủ không kê gối hay nằm gối quá cứng hoặc quá cao, đầu không thẳng với cổ, nằm nghiêng một bên hoặc nằm úp sấp mặt một chỗ mà không thay đổi tư thế sẽ gây nên tình trạng ngủ dậy bị đau đầu và mệt mỏi.
Ngoài ra, đối với những người nhân viên văn phòng, vì không có chỗ để nghỉ trưa nên thường hay ngủ trưa gục đầu xuống bàn làm việc. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu sau khi ngủ dậy. Bởi khi ngủ ở tư thế ngồi, nhịp tim chậm lại, tình trạng máu không lưu thông đến não, lượng máu cung cấp tới các cơ quan bị giảm xuống, dẫn đến hiện tượng thiếu máu lên não gây ra đau đầu, mệt mỏi, ù tai, tê bì chân tay….
Bạn đang xem: Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
1.2 Thời gian ngủ quá mức cho phép
Thông thường một giấc ngủ được cho là đảm bảo tiêu chuẩn sẽ kéo dài từ 7 tiếng – 8 tiếng vào ban đêm và khoảng 30 phút-1 tiếng vào buổi trưa. Tuy nhiên, có những trường hợp thời gian ngủ vượt quá mức cho phép. Cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu. Trong thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng lên, lượng máu lên não giảm xuống, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại… Chính vì vậy, khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đau nhức đầu và chóng mặt.
1.3 Môi trường xung quanh chỗ ngủ không đảm bảo
Xem thêm : 12 món ngon chế biến từ cá trắm đen từ dân dã đến thượng hạng
Mọi người thường không chú ý đến không gian xung quanh chỗ ngủ trưa, một không gian ngủ chật hẹp, không lý tưởng, thiếu oxy, nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, có nhiều cây cối trong phòng ngủ, hay nhiều ánh sáng…. có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau mỗi lần ngủ dậy và có thể dẫn tới khó chịu, mệt mỏi và cơn đau đầu sau khi thức dậy.
1.4 Vừa thức dậy đã làm việc ngay
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp