Vì sao pháp luật cấm kết hôn cận huyết

Lý do pháp luật đưa vào quy định cấm này bởi nó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho thế hệ trẻ em sau này là kết quả của những cuộc hôn nhân trực hệ nói riêng và ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa, tăng gánh nặng cho gia đình, xã hội nói chung.

tai sao nguoi cung huyet thong khong duoc lay nhau 1

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.Theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại liên tục được đưa ra, thì kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại, dễ đẻ con bị mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm, được thể hiện ở các khía cạnh sinh sản, sinh trưởng phát triển cụ thể như: Dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống.

Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh; chị; em cùng cha mẹ; cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha là đời thứ hai.

Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau: Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha; mẹ nuôi với con nuôi; Giữa người đã từng là cha; mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. trong đó; người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó; cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Về xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định mức xử phạt như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

Về xử phạt hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời. Tuy nhiên; khi xác định kết hôn với nhau; để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó; có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ; là anh chị em cùng cha mẹ; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bài, ảnh: Đức Toàn