“Các loại hàng hóa đặc biệt” là cụm từ được xuất hiện khá nhiều trên thị trường hiện nay nhưng liệu bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của hàng hóa đặc biệt? Nó gồm những mặt hàng như thế nào và làm sao để nhận biết chúng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Gia Cát Lợi để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Hàng hóa là gì?
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Bạn đang xem: Các Loại Hàng Hóa Đặc Biệt – Cách Nhận Biết
Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động
- Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
- Thông qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa có thể được phân thành nhiều loại như:
- Hàng hóa đặc biệt
- Hàng hóa thông thường
- Hàng hóa thứ cấp
- Hàng hóa hữu hình
- Hàng hóa vô hình
- Hàng hóa công cộng
- Hàng hóa tư nhân
2. Hàng hóa đặc biệt là gì?
Hàng hóa được biết đến là những sản phẩm lao động hữu hình mà giá trị của nó có thể thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông qua việc trao đổi, mua bán. Còn đối với hàng hóa đặc biệt thường để chỉ những loại hàng hóa, sản phẩm mang tính chất riêng biệt, kể cả những sản phẩm không hiện hình như dịch vụ, sức lao động,…
3. Các loại hàng hóa đặc biệt
– Hàng hóa sức lao động: Với điều kiện người lao động phải được tự do và chủ động chi phối sức lao động của mình. Họ có thể bỏ sức lao động ra để đổi lấy giá trị nào đó.
– Hàng hóa có tính chất nguy hiểm như: Hàng hóa dễ gây cháy nổ, có tính chất phóng xạ,…
– Hàng hóa có giá trị cao như: Vàng, kim cương, đá quý,…
– Hàng hóa sử dụng công nghệ cao: Chip máy tính, điện thoại, máy tính bảng.
– Hàng hóa cần có chế độ bảo quản riêng như: Vacxin, thuốc, dược phẩm.
Một số loại hàng hóa có tính chất đặc biệt khác, thường không thể vận chuyển bằng đường hàng không và cần được dành cho một khu vực riêng trong trung tâm logistics để chứa.
Gia súc (bò, ngựa) cũng có loại tàu riêng, được thiết kế giống như một trang trại nổi. Trong quá trình vận chuyển, gia súc vẫn được chăm sóc và sinh hoạt giống như trên mặt đất. Ở cảng đến, gia súc sẽ đi theo các ống lồng dẫn thẳng vào ô tô chở gia súc đợi sẵn đưa về các trang trại.
Các loại hàng siêu trường, siêu trọng (cánh quạt phát điện gió, đường ống dẫn dầu, cấu kiện tua-bin…) cũng là một dạng hàng hóa đặc biệt.
4. Hàng hóa sức lao động là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, sức lao động là toàn bộ công sức, trí lực của người lao động để tạo ra một giá trị nhất định. C.Mác đã viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Như vậy, có thể thấy sức lao động của con người bao gồm cả thể lực và trí lực kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất.
5. Điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hóa?
Xem thêm : Cà gai leo có tác dụng gì? Uống nhiều cà gai leo có tốt không?
Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
- Thứ hai, bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.
Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.
Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế.
Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại.
6. Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Trong số các loại hàng hóa đặc biệt kể trên thì sức lao động là mặt hàng còn đặc biệt hơn cả vì nó được hình thành bởi con người ᴠới những nhu cầu phức tạp ᴠà đa dạng cả ᴠật chất lẫn tinh thần.
Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng ᴠề ᴠật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu ᴠề tinh thần như: giải trí, được khuуến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu nàу luôn thaу đổi ᴠà phát triển theo thời gian ᴠà ѕự phát triển của хã hội.
Cũng chính ᴠì con người là chủ thể của ѕức lao động, nên ᴠiệc cung cấp hàng hoá đặc biệt nàу ѕẽ phụ thuộc ᴠào nhu cầu thực tế của cá nhân ᴠới những đặc điểm riêng biệt ᴠề: tâm lý, nhận thức, ᴠăn hoá, khu ᴠực địa lý, môi trường ѕinh hoạt,…
Bên cạnh đó, hàng hoá ѕức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho хã hội. Điều nàу thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của ѕức lao động để đáp ứng nhu cầu ᴠà mục tiêu của người ѕử dụng lao động.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất của các loại hàng hóa đặc biệt cũng như mọi vấn đề liên quan. Hy vọng Gia Cát Lợi đã góp phần giúp Quý Nhà đầu tư có thêm kiến thức để tìm ra cho mình lối đi riêng thành công để phát triển bản thân. Đừng quên theo dõi website: https://dautuhanghoa.vn/ để có thêm những thông tin hữu ích!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp