Học tập suốt đời tức là việc học tập đối với một con người không chỉ dừng lại ở một giai đoạn, thời gian nhất định trong nhà trường lúc học phổ thông, đại học, mà còn phải học tập ngay cả khi đi làm, lúc về già.
Nhưng làm sao có thể học suốt đời được khi phần lớn thời gian sống của mình, con người còn phải đi làm, lập gia đình và nuôi con cái? Rồi khi về già, đầu óc chậm chạp làm sao đi học? Băn khoăn khá phổ biến này xuất phát từ quan niệm rằng đi học là phải đến trường, có thầy dạy, học theo lối chính quy, không đến trường nữa thì xem là thôi học.
Bạn đang xem:
Có thể thấy khái niệm học bị hiểu sai đã kéo theo những khái niệm liên quan đến việc học bị hiểu sai. Bởi từ xa xưa trước khi có sự xuất hiện của chữ viết, trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội và bản thân mình, con người đã phải học – đó là tự học qua quan sát, qua rút kinh nghiệm từ “thử và sai”, học theo kiểu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Vậy thì vì sao chúng ta lại cần phải giữ gìn TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI?
Việc học tập suốt đời là chuyện tất yếu của con người trong xã hội ngày nay.
Học tập là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực của bản thân, sống hạnh phúc hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi.