Hoa học trò – Tiếng Việt lớp 4

Lời giải bài tập Tập đọc: Hoa học trò trang 44 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Hoa học trò – Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

Nội dung chính Hoa học trò

Bài đọc tả về cây phượng. Một vùng trồng toàn cây phượng, mỗi đóa hoa phượng giống như một cô cậu học trò, chỉ là một phần nhỏ của xã hội, nhưng góp lại mang đến vẻ đẹp rực rỡ. Hoa phượng đỏ rực báo hiệu hè đến, vừa buồn vừa vui, gắn liền với tuổi học trò nên được gọi là hoa học trò.

Bố cục bài Hoa học trò

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến đậu khít nhau

Đoạn 2: Từ Nhưng hoa càng đỏ đến bất ngờ vậy?

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò

Trả lời:

Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ – tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học.

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Trả lời:

Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời. Màu sắc như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui. Buồn vì sắp xa mái trường. Vui vì kết thúc một năm học được lên lớp trên, vui vì sắp được nghỉ hè. Màu sắc của hoa phượng rực rỡ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?

Trả lời:

Lúc đầu là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu dần dần số hoa tăng màu đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, sáng rực lên.

* Nội dung: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ, một loài hoa có tên là hoa học trò – Hoa tượng trưng cho tuổi học trò.

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 khác:

  • Chính tả (Nhớ – viết): Chợ Tết (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Nhớ – viết: Chợ Tết

  • Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây

  • Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác

  • Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Em hiểu thế nào là “những em bé lớn lên trên lưng mẹ”

  • Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau

  • Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây

Trắc nghiệm Tập đọc: Hoa học trò (có đáp án)

Câu 1: Loài cây nào được nhắc tới trong bài văn?

Bài đọc

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

A. Cây bàng

B. Cây phượng

C. Cây bằng lăng

D. Cây xương rồng

Câu 2: Vì sao tác giả giả lại gọi phượng là “hoa học trò”?

Bài đọc

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

A. Vì phượng cũng giống như người học trò, cần mẫn, chăm chỉ, quanh năm tỏa bóng mát cho mọi người.

B. Vì phượng trẻ trung, rực rỡ như những cô cậu học trò tuổi còn trẻ trung.

C. Vì phượng gần gũi, gắn bó tuổi học trò. Theo suốt các cô cậu học trò và đi liền với biết bao kỉ niệm.

D. Vì phượng mang sắc xanh, màu xanh của sự trẻ trung, tươi mới.

Câu 3: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau:

kỉ niệm nghỉ hè “hoa học trò” sân trường học trò

mùa thi gần gũi

“Tác giả gọi phượng là ________bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với _____. Phượng thường được trồng trên các _____, hoa nở vào _____ của học trò. Thấy màu hoa phượng, ______ nghĩ đến kì thi và những ngày _____. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều ________ của học trò và mái trường.”

Câu 4: Phượng báo hiệu điều gì mỗi độ hoa nở?

Xem bài đọc

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

ANH1 Mùa khai trường

ANH1Mùa thi

ANH1 Kết thúc năm học

ANH1 Mùa xuân

Câu 5: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

màu phượng đỏ rực nghỉ hè kết thúc nở nhanh

cả một vùng con bướm thắm Hoa phượng

Hoa phượng ____, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, _______, cảm một góc trời. Màu sắc như cả ngàn ________ đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp ________ năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu sắp được ______. Hoa phượng ________ đến bất ngờ, ______ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Văn mẫu lớp 4
  • Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
  • Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3