NHẬN BIẾT THỎ BỊ GHẺ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Video tại sao thỏ bị cụp 1 tai

NHẬN BIẾT THỎ BỊ GHẺ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

PGS. TS Phạm Ngọc Thạch

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Thỏ là loại vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Ghẻ là một bệnh khá phổ biến trên thỏ, thường xuất hiện vào mùa hè. Bệnh không gây chết thỏ ngay nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn, do mức độ lây lan trong đàn rất nhanh, làm thỏ gầy yếu, chậm lớn. Bệnh xảy ra nhiều vào mùa mưa và khí hậu ẩm ướt.

  1. Nguyên nhân

– Bệnh thường xảy ra khi điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém (chuồng nuôi, lông nuôi thường xuyên bẩn, ẩm ướt) .

– Các loài ghẻ có thể lây nhiễm và ký sinh trên da thỏ qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với thỏ, kể cả người chăn nuôi, chuột, chim, thú,…

2- Thỏ bị ghẻ ở những lứa tuổi nào?

Bệnh ghẻ ít biểu hiện ở đàn loài thỏ con theo mẹ và thỏ từ 1-2 tháng tuổi. Tuy ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở đi tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

3- Biểu hiện của bệnh

– Con ghẻ có thể ký sinh nhiều nơi ở phần da thỏ, có thể ở mặt ngoài da, bên trong và cả phần dưới da, làm cho thỏ lúc nào cũng cảm thấy bị ngứa ngáy khó chịu, bỏ ăn uống.

– Thỏ ngứa lấy hai chân trước cào vuốt tai, vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước cào vào nơi bị ngứa,

– Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.

– Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.

Có 3 vùng da thường bị ghẻ

a/ Dấu hiệu thỏ bị ghẻ ở tai

– Cụp tai: thỏ bị ghẻ ở tai sẽ làm thỏ bị đau, khiến cho tai bị cụp. Ban đầu bệnh bị nhẹ, thỏ bị cụp một bên tai. Khi bệnh nặng dần lên, cả hai tai sẽ bị cụp.

– Phía trong lỗ tai có nhiều vảy đen: hi thỏ bị ghẻ, phía trong lỗ tai xuất hiện lớp vảy sừng lấp kín lỗ tai. Nguyên nhânk do lớp biểu bì bị tổn thương, bong tróc ra gây lắp kín lỗ tai.

b/ Thỏ bị ghẻ ở chân, mũi

Thỏ bị rụng lông ở ngón chân, kẽ chân và ở mũi. Thỏ có biểu hiện bị ngứa, gãi đạp, dụi mũi liên tục vào lồng nuôi.

Thỏ bị ghẻ rất hay cắn chân mình. Hành vi thỏ tự cắn chân mình là một dấu hiệu nhận biết của chủ nuôi và bác sĩ thú y . Thỏ không có thói quen tự cắn chân. Vì vậy sau khi khi chủ nhân phát hiện tình trạng này nên kiểm tra kỹ càng xem vị trí chúng cắn có vết thương không. Hoặc kiểm tra xem có phải vì vấn đề về da không. Nếu có vết thương nên nhanh chóng cạo sạch lông đồng thời sát khuẩn. Nếu có bệnh về da nên nhanh chóng tiến hành chữa trị. Cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống.

  1. Điều trị: để trị bệnh hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Nên cách ly thỏ mới chớm bệnh nuôi riêng để chữa trị.

– Dùng khăn thấm nước ấm có pha muối thoa lên các nơi có vẩy ghẻ để làm mềm các vẩy này, sau đó dùng bàn chải đánh bong hết vẩy, để ráo nước, rồi bôi thuốc:

+ Bôi dung dịch DEP, sau đó MỠ KẼM OXYD vào chỗ da ghẻ, mỗi ngày bôi 1 lần hoặc cách một ngày bôi một lần. Bôi liên tục 3-5 ngày

+ Sau đó, sử dụng thuốc MECTIN 0,25%: 1 ml / 12 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, trong 3 tuần.I; hoặc IVERMECTIN 0,1%: 1ml/ 2,5 – 3 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, trong 3 tuần.

+ Trong trường hợp bị nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp tiêm một trong các kháng sinh sau: HAMOGEN: 1 ml/7 kg TT.. Mỗi ngày một lần, dùng 3-5 ngày.; hoặc HAN-CLAMOX: 1 ml/20 kg TT/ ngày.. Tiêm ngày 1 lần. Tiêm 3-5 ngày liên tục.

+ Dùng thuốc bổ trợ sức, trợ lực: BIO-METASAL, HAN-TOPHAN, MULTIVIT-FORTE…

+ Cho uống thuốc giải độc gan – thận: HAN-SOBITOL hoặc PHOSRETIC, cho uống 7 ngày.

+ Bổ sung VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX, khoáng chất PREMIXKẼM cho ăn 1 tháng

  1. Phòng bệnh: để phòng hiệu quả bệnh ghẻ trên thỏ, người nuôi cần áp dụng thường xuyên và chủ động các biện pháp cơ bản như sau:

a/ Trước tiên:

– Thỏ nuôi cần được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

– Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải.

– Thường xuyên quét dọn, gom và xử lý phân, nước tiểu của thỏ và các loại rác khác hàng ngày; đồng thời áp dụng biện pháp phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất:

b/ Thứ hai: Khi mua thỏ giống, thỏ thịt bên ngoài về đều phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 20 ngày, trong thời gian này chỉ cho nhập đàn nếu kiểm tra không có ghẻ, ngược lại nếu phát hiện có ghẻ thì cần tiếp tục cách ly điều trị dứt điểm rồi mới cho nhập đàn.

c/ Thứ ba:

– Đối với thỏ đực và thỏ cái nuôi sinh sản cần định kỳ mỗi tháng một lần cho chải lông bằng bàn chải mềm có thấm dung dịch hỗn hợp 10 phần cồn 70 độ với 1 phần bột ma-nhê (Mg) kết hợp với cắt ngắn móng chân và răng thỏ.

– Có thể sử dụng thuốc IVERMECTIN 0,1% để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.

d/ Thứ tư:

– Thường xuyên kiểm tra lông, da thỏ, nhất là những bầy, cá thể đã từng bị ghẻ trước đây; nếu phát hiện có thỏ bị ghẻ cần sớm chuyển nuôi riêng, cách ly và điều trị kịp thời những con có biểu hiện bệnh.

Bệnh ghẻ ở thỏ là bệnh ngoài da rất dễ nhận thấy và cũng rất phổ biến ở thỏ do ký sinh trùng gây ra. Cách để nhận biết bệnh ghẻ ở thỏ là vùng da bị ghẻ sẽ sần sùi và có màu đỏ như vết xước trên da.